Xuất khẩu rau quả quý I sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái
(THPl) - Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 3 năm 2025 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả quý I đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy tính cả quý, các doanh nghiệp Việt đã tụt giảm kim ngạch hơn 2.800 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Hiện nay, mặt hàng rau quả của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với tỷ trọng 44,5%. Tiếp theo là Hoa Kỳ và Hàn Quốc với tỷ trọng lần lượt là 9,6% và 6%. So với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu hàng rau quả 2 tháng đầu năm sang thị trường Trung Quốc giảm 38,9%, thị trường Hoa Kỳ tăng 65,5%, thị trường Hàn Quốc tăng 0,1%. Trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu lớn nhất, giá trị xuất khẩu hàng rau quả tăng mạnh nhất ở thị trường Anh với mức tăng 77,8%. Dù xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2024, ngành rau quả vẫn duy trì được cán cân thương mại dương, với xuất siêu đạt gần 562 triệu USD trong 3 tháng đầu năm.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, việc xuất khẩu rau quả sụt giảm trong quý I là bức tranh trái ngược hoàn toàn so với năm trước. Trong năm 2024, xuất khẩu rau quả liên tục tăng từ đầu năm, giúp ngành hàng rau quả thu doanh số kỷ lục với hơn 7,1 tỷ USD. Nguyên nhân chính dẫn đến sụt giảm xuất khẩu rau quả là do mặt hàng chủ lực là sầu riêng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của thị trường quốc tế. Từ đầu năm nay, Trung Quốc bất ngờ yêu cầu tất cả các lô hàng sầu riêng nhập khẩu phải có kết quả phân tích dư lượng Cadimi và chất vàng 0 tại các phòng thí nghiệm được nước này công nhận. Quy định này không chỉ áp dụng với Việt Nam mà với tất cả các nước xuất khẩu, khiến quy trình xuất khẩu trở nên phức tạp, kéo dài thời gian thông quan. Bên cạnh đó, sầu riêng Việt Nam xuất khẩu vào Liên minh châu Âu (EU) cũng phải chịu tăng tần suất kiểm tra tại biên giới từ 10% lên 20% do nhiều lần không tuân thủ các quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Hiện Bộ NN&MT đang thúc đẩy đàm phán với Trung Quốc để đưa xuất khẩu sầu riêng quay trở lại đà tăng trưởng. Ngoài ra, Bộ NN&MT cũng đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu quốc tế và thúc đẩy mở rộng các thị trường mới. Bộ NN&MT khuyến cáo người dân, doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng tuyệt đối không sử dụng các hóa chất bị cấm hoặc để mức dư lượng tối đa cho phép vượt ngưỡng theo quy định của nước nhập khẩu; cần có các chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm tại vườn, vùng trồng và tại các cơ sở đóng gói, chế biến, bảo quản để xuất khẩu thuận lợi hơn.
Mới đây Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã cấp phép cho hơn 20 doanh nghiệp Việt Nam đạt các điều kiện xuất khẩu sầu riêng vào Trung Quốc. Đây là thị trường có nhu cầu tiêu thụ rất lớn đối với sản phẩm sầu riêng. Ngoài ăn tươi, sầu riêng được dùng làm nguyên liệu sản xuất bánh kẹo, làm kem thậm chí đưa vào nấu lẩu, nên dự báo sản lượng sầu riêng đông lạnh xuất khẩu Trung Quốc sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.
Theo ghi nhận, năm 2024, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt kỷ lục trên 7 tỷ USD, nhưng Hiệp hội Rau quả Việt Nam chỉ ra 2 điểm yếu đối với ngành hàng rau quả: Một là phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc; hai là phụ thuộc quá nhiều vào mặt hàng chủ lực sầu riêng.
Để xuất khẩu rau quả bền vững, các chuyên gia kinh tế cho rằng vấn đề quan trọng là sản phẩm phải có chất lượng và liên tục được nâng cao để tạo cảm giác mới mẻ, hấp dẫn người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cần nắm bắt yêu cầu của từng thị trường và từng bước nâng cao thị phần. Ngoài các sản phẩm rau quả tươi thì cần đầu tư phát triển những sản phẩm chế biến và chế biến sâu. Các bộ ngành cần tiếp tục đàm phán mở rộng thị trường cho những mặt hàng mới như bưởi, dừa, bơ, na, chanh không hạt...
Hiện nay cũng có những thị trường rất tiềm năng cho xuất khẩu trái cây. Hoa kỳ là một minh chứng. Năm 2024, Hoa Kỳ đã trên 60 tỷ USD mặt hàng rau quả và Mexico là nguồn cung cấp chủ lực với gần 24 tỷ USD. Hiện nay, Hoa Kỳ đang muốn đánh thuế lên hàng hóa Mexico có thể là cơ hội cho các nguồn cung khác, trong đó có Việt Nam.
Ngoài thị trường Hoa Kỳ, khu vực Đông Á với Hàn Quốc và Nhật Bản đều là những thị trường rất tiềm năng. Năm 2024, Hàn Quốc nhập khẩu rau quả từ Việt Nam với giá trị 315 triệu USD, tăng 39%. Xuất khẩu rau quả từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 203 triệu USD năm 2024, tăng 15% so với năm 2023. Đây đều là những thị trường cần phải khai thác mạnh hơn nữa trong tương lai.
Lâm Tới
Tin khác
Dự kiến nhà ga T3 Tân Sơn Nhất sẽ đón chuyến bay đầu tiên vào ngày 17/4
Thủ tướng: Từ 1/7/2025 vận hành bộ máy mới sau khi sắp xếp, sáp nhập
Hành trình lan tỏa yêu thương "từ Thủ đô đến vùng cao" của dự án Nguyệt Vũ
Tạm dừng thông quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị từ ngày 15 đến 17/4
Kịch tính đến phút cuối: Nam A Bank Vietnam Footgolf Open 2025 tìm ra nhà vô địch
Chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Làn sóng đầu tư đổ bộ miền Trung: Thị trường bất động sản vào thời kỳ vàng
(THPL) - Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang phục hồi và hướng tới chuyển đổi số, thị trường bất động sản miền Trung đang...14/04/2025 19:01:23Thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc liên tục khởi sắc
(THPL) - Trong quý I/2025, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc đạt 51,25 tỷ USD. Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu...14/04/2025 18:26:31Đề xuất giao Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân dưới 2.000MW
(THPL) - Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, cần làm rõ cơ sở, tác động và ảnh hưởng của phân cấp, phân quyền trong thực hiện các...14/04/2025 15:33:01Vinmec được công nhận là Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng xuất sắc đầu tiên của Việt Nam
(THPL) - Ngày 14/4/2025, Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng thuộc Hệ thống Y tế Vinmec chính thức được Tổ chức Dị ứng Thế giới (World...14/04/2025 15:33:41