Xuất khẩu chè đạt nhiều tín hiệu khả quan trong năm 2022
(THPL) - Việt Nam là nước có lợi thế sản xuất chè. Trong những năm qua, ngành chè đã đem lại giá trị kinh tế lớn cho xã hội, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển.
Mới đây, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu chè trong quý IV/2022 đạt 54,1 nghìn tấn, trị giá 79 triệu USD, tăng 53,6% về lượng và tăng 30,3% về trị giá so với quý IV/2021. Giá chè xuất khẩu bình quân trong quý IV/2022 ước đạt 1.460 USD/tấn, giảm 15,1% với cùng kỳ năm 2021.
Trong năm 2022, xuất khẩu chè ước đạt 146 nghìn tấn, trị giá 237 triệu USD, tăng 15,3% về lượng và tăng 10,7% về trị giá so với năm 2021. Giá chè xuất khẩu bình quân trong năm 2022 ước đạt 1.620 USD/tấn, giảm 4% so với năm 2021.
Trong bối cảnh thị trường thế giới tiếp tục có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng của các yếu tố địa kinh tế, địa chính trị... ngành chè vẫn đạt được kết quả tích cực trong năm 2022. Với kết quả được trong năm 2022, triển vọng xuất khẩu trong năm 2023 sẽ khả quan hơn, khi tình hình kinh tế thế giới được cải thiện, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng tại các thị trường xuất khẩu chính.

Cũng theo thống kê của Tổng cục Hải quan, chè xanh là chủng loại xuất khẩu chính trong 11 tháng năm 2022, đạt 55,2 nghìn tấn, trị giá 104 triệu USD, tăng 12,2% về lượng và tăng 9,1% trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Giá chè xanh xuất khẩu bình quân đạt 1.884,2 USD/tấn, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2021. Tiếp theo là chủng loại chè đen xuất khẩu đạt 49,4 nghìn tấn, trị giá 70,7 triệu USD, giảm 7,7% về lượng và giảm 6,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Giá chè đen xuất khẩu bình quân đạt 1.432,7 USD/ tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, loại chè ô long xuất khẩu trong 11 tháng năm 2022 ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, đạt 600 tấn, trị giá 1,7 triệu USD, tăng 75,2% về lượng và tăng 155,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Giá chè ô long xuất khẩu đạt 3.106,7 USD/tấn, tăng 45,8% so với cùng kỳ.
Các thị trường nhập khẩu chè chính trên thế giới như Pakistan, thị trường Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản có xu hướng giảm, trong khi đó thị trường Hoa Kỳ và Anh tăng cả về lượng và trị giá.
Liên quan đến cây chè, trước đó Hiệp hội chè Việt Nam từng cho hay, tuy có những vượt bật trong sự phát triển về canh tác sản xuất chè nhưng hiện nay, ngành chè đang tồn tại một nhiều khó khăn. Đơn cử như quy mô sản xuất chè còn nhỏ lẻ, ước tính bình quân khoảng 0,2 ha/hộ nên rất khó khăn trong việc tiếp cận với các thiết bị kỹ thuật mới, hiện đại và chứng nhận chè an toàn. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất chè còn hạn chế, chè có tưới mới chỉ chiếm lượng nhỏ khoảng 7% diện tích đất trồng chè cả nước cho nên chưa phát huy được tiềm năng của các giống chè mới (chiếm đến 54% diện tích cả nước).
Chất lượng chè, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đạt tiêu chuẩn (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật) của ngành chè dẫn đến chưa đáp ứng được các yêu cầu của nhiều thị trường xuất khẩu của các nước phát triển trong khi các quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong chè (MRL) tại thị trường EU, Mỹ và Nga thì càng ngày càng nghiêm ngặt hơn.
Nhiều cơ sở chế biến chè tuy được cấp giấy phép cho xây dựng nhưng lại không có vùng nguyên liệu đáp ứng, cùng với đó là trình độ tay nghề trong chế biến còn thấp, dẫn đến chất lượng chè không cao. Diện tích đất trồng chè ở nước ta ngày càng bị thu hẹp, giảm dần vì người dân sử dụng đất chè để trồng các cây công nghiệp khác có lợi nhuận cao hơn. Việc bảo tồn gìn giữ các giống chè quý hiếm ở Việt nam vẫn chưa được quan tâm một cách đầy đủ.
Trước những thông tin trên, Hiệp hội chè Việt Nam cho rằng, Việt Nam có nhiều sản phẩm chè đặc sản như Trà Tân Cương (Thái Nguyên); Trà đen; Trà Shan tuyết; Trà ướp hoa sen; Trà Ô Long…trong đó, dòng chè Shan tuyết khá được ưa chuộng và có giá bán cao trong thị trường tiêu thụ. Đây là những sản phẩm thế mạnh của Việt Nam có triển vọng tìm được chỗ đứng tại thị trường EU, Mỹ nếu đáp ứng được yêu cầu về an toàn thực phẩm và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy, cần chuẩn hóa quy trình canh tác và chế biến các loại chè đặc sản, đầu tư vào khâu bao bì mẫu mã, để nâng cao giá trị xuất khẩu cho chè Việt Nam.
Tú Linh
Tin khác
Dự kiến nhà ga T3 Tân Sơn Nhất sẽ đón chuyến bay đầu tiên vào ngày 17/4
Thủ tướng: Từ 1/7/2025 vận hành bộ máy mới sau khi sắp xếp, sáp nhập
Hành trình lan tỏa yêu thương "từ Thủ đô đến vùng cao" của dự án Nguyệt Vũ
Tạm dừng thông quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị từ ngày 15 đến 17/4
Kịch tính đến phút cuối: Nam A Bank Vietnam Footgolf Open 2025 tìm ra nhà vô địch
Chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Làn sóng đầu tư đổ bộ miền Trung: Thị trường bất động sản vào thời kỳ vàng
(THPL) - Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang phục hồi và hướng tới chuyển đổi số, thị trường bất động sản miền Trung đang...14/04/2025 19:01:23Thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc liên tục khởi sắc
(THPL) - Trong quý I/2025, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc đạt 51,25 tỷ USD. Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu...14/04/2025 18:26:31Đề xuất giao Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân dưới 2.000MW
(THPL) - Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, cần làm rõ cơ sở, tác động và ảnh hưởng của phân cấp, phân quyền trong thực hiện các...14/04/2025 15:33:01Vinmec được công nhận là Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng xuất sắc đầu tiên của Việt Nam
(THPL) - Ngày 14/4/2025, Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng thuộc Hệ thống Y tế Vinmec chính thức được Tổ chức Dị ứng Thế giới (World...14/04/2025 15:33:41