01:17 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Xuất hiện nhiều web giả mạo ngân hàng SHB để lừa đảo khách hàng

Nam Phong | 08:36 21/02/2019

(THPL) - Theo phản ánh của người dùng, xuất hiện những đường link giả mạo ngân hàng SHB để khách hàng truy cập. Từ đó thông tin tài khoản ngân hàng của nạn nhân sẽ bị đánh cắp và gửi cho tội phạm mạng.

Theo phản ánh của người dùng, một nick name Facebook có tên Faith Geren trao đổi với một khách hàng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đề nghị khách hàng này giúp rút tiền trong tài khoản ngân hàng 7,3 triệu USD và khách hàng này sẽ được 3,5 triệu USD. Người này chuyển cho khách hàng SHB một đường link www.shbpk.com để đăng nhập vào tài khoản ngân hàng.

 

Theo SHB, đây là đường link giả mạo đường link SHB (đường link SHB Việt Nam gồm https://www.shb.com.vn, https://ibanking.shb.com.vn, https://ibanking.shb.com.vn/corp; SHB Lào là https://www.shb.la, https://ibanking.shb.la).

Hình thức chung của kẻ lừa đảo là sẽ gửi nạn nhân thông điệp (thông qua tin nhắn, email, chat qua facebook messenger …) với nội dung thông báo trúng thưởng hoặc phân chia tài sản, đề nghị hỗ trợ nhận thưởng, phân chia tài sản kèm theo yêu cầu click vào các đường link, trang web do kẻ lừa đảo cung cấp để có cơ sở nhận thưởng.

Khi khách hàng truy cập vào website giả mạo đó và đăng nhập internet banking, thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng của nạn nhân sẽ bị đánh cắp và gửi cho tội phạm mạng. Từ đó những hacker này sẽ thực hiện một số hành vi phạm pháp như chiếm đoạt tiền trong tài khoản thanh toán của khách hàng, thanh toán hàng hóa hoặc các dịch vụ bất hợp pháp khác…

Vì thế, khách hàng cần cẩn trọng với email, tin nhắn, cuộc gọi trên mạng xã hội với những nội dung chuyển tiền, trúng thưởng, chia tài sản… và cảnh giác những yêu cầu liên quan đến việc click vào các website kèm theo yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, mã đăng nhập dịch vụ internet banking, số thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, mã CVV.

Vào thời điểm trước Tết Nguyên đán, đại diện Vietcombank cho biết, Ngân hàng cũng ghi nhận một số kịch bản lừa đảo mới. Đó là việc giả mạo người đang ở nước ngoài cần mua hàng hóa trực tuyến cho người thân. Sau đó, đối tượng lừa đảo yêu cầu thanh toán bằng cách chuyển tiền qua dịch vụ chuyển tiền (moneygram, western union...), gửi khách hàng tin nhắn có đường link truy cập và webiste giả mạo.

Trường hợp khách hàng truy cập vào thì bị yêu cầu cung cấp thông tin bảo mật ngân hàng điện tử. Nếu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật đó, đối tượng sẽ lợi dụng để thực hiện giao dịch gian lận.

VietinBank cũng từng đưa ra cảnh báo khách hàng khi giao dịch tại máy ATM, POS: “Quan sát khe thẻ trên máy ATM bảo đảm không có thiết bị lạ gắn trên khe và che bàn phím khi nhập số PIN”.

Khách hàng cần chủ động bảo vệ thiết bị cá nhân sử dụng và thường xuyên thay đổi mật khẩu truy cập dịch vụ ngân hàng điện tử và e-mail cá nhân. Không lưu tự động các thông tin đăng nhập dịch vụ ngân hàng điện tử.

Nam Phong

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu