Xét xử vụ đánh bạc nghìn tỷ: Dùng hoá đơn khống để nâng doanh số hơn 5.000 tỷ đồng
(THPL) - Sáng 16/11, Hội đồng xét xử tiếp tục xét hỏi các bị cáo thuộc nhóm “Tổ chức đánh bạc” và “Mua bán trái phép hóa đơn” trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ qua mạng Internet.
Tin liên quan
- Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam hàng chục đối tượng hoạt động “tín dụng đen”
Hà Tĩnh: Bắt đối tượng vận chuyển trái phép 212 kg pháo hoa qua biên giới
Quảng Ninh: Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Nam
Hà Tĩnh: Bắt đối tượng vận chuyển ma túy và hàng nóng qua biên giới
» Xét xử sơ thẩm vụ án đánh bạc nghìn tỷ qua mạng Internet
» Sắp xét xử sơ thẩm vụ tổ chức đánh bạc nghìn tỷ xuyên quốc gia
Theo báo Nhân dân, đáng chú ý trong phần này, Hội đồng xét xử tập trung xét hỏi đối với bị cáo Lê Thị Lan Thanh, sinh năm 1981, trú tại 53A, ngõ Văn Chương, phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP Hà Nội, bị cơ quan tố tụng truy tố về tội danh “Tổ chức đánh bạc” và “Mua bán trái phép hóa đơn” với số tiền gần 5.000 tỷ đồng.
Để tiếp tay cho hoạt động đường dây đánh bạc nghìn tỷ này, Thanh đã mượn tên để thành lập năm công ty và trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông gồm: Công ty cổ phần công nghệ và dịch vụ Netviet; Công ty TNHH phát triển dịch vụ và giải trí Đất Việt; Công ty TNHH công nghệ thương mại và truyền thông Tam Giác; Công ty cổ phần viễn thông và giải trí số Việt Nam và Công ty TNHH truyền thông BIBO.
Theo cáo trạng, trong giai đoạn Rikvip, tháng 2/2016, Phạm Tuấn Anh và Nguyễn Quốc Tuấn báo cáo Nguyễn Văn Dương cho kết nối thêm với cổng thanh toán “Netviet” của Công ty cổ phần viễn thông và giải trí số Việt Nam (Công ty GTS) do Lê Thị Lan Thanh điều hành, nhưng không ký hợp đồng. Quá trình đối soát trong giai đoạn Rikvip, Nguyễn Quốc Tuấn yêu cầu Lê Thị Lan Thanh chuyển tiền đối soát vào tài khoản cá nhân là nhân viên của Công ty CNC với tổng số tiền là 266 tỷ đồng.
Trong giai đoạn Tip.Club, từ năm 2016 đến tháng 8/2017, Công ty GTS của Thanh đã ký các hợp đồng thanh toán qua thẻ cào với ba nhà mạng Viettel, Mobiphone, Vinaphone. Tổng số tiền các nhà mạng thu được từ khách hàng sử dụng những dịch vụ liên quan đến cổng thanh toán Công ty GTS của Thanh là 7.000 tỷ đồng, trong đó, ba nhà mạng được phân chia lợi nhuận hơn một nghìn tỷ đồng (Viettel hơn 883 tỷ đồng; Mobiphone hơn 124 tỷ đồng; Vinaphone hơn 41 tỷ đồng), nhà mạng trả cho Công ty GTS hơn sáu nghìn tỷ đồng.
Căn cứ vào các tài liệu điều tra thu thập được, xác định sau khi Công ty GTS và các nhà mạng đối soát, thanh toán, từ ngày 1/9/2016 đến tháng 9/2017, Công ty GTS đã chuyển cho Công ty CNC số tiền hơn 4.583 tỷ đồng.
Theo báo Công an Nhân dân, để hợp thức số tiền thanh toán không có hóa đơn cho Công ty CNC, Thanh và Nguyễn Thị Dung (37 tuổi, ở Hà Nội) là nhân viên của Công ty GTS đã mua 160 tờ hóa đơn giá trị gia tăng khống với tổng doanh số hơn 5.135 tỷ đồng (tiền hàng hơn 4.621 tỷ đồng, tiền thuế GTGT hơn 513 tỷ đồng). Mặt hàng thể hiện trên hóa đơn là thẻ cào có mệnh giá từ 10.000 đồng đến 500.000 đồng của một số nhà mạng phát hành trên địa bàn Hà Nội để kê khai thuế đầu vào tại 5 công ty của Thanh gồm: Công ty Netviet, Công ty Đất Việt, Công ty Tam Giác, Công ty GTS, Công ty BiBo.
Ngoài hành vi mua hóa đơn trên, trong thời gian từ năm 2014 đến 2015, Lê Thị Lan Thanh còn bán 14 tờ hóa đơn GTGT khống của 5 công ty do mình lập ra, với tổng doanh số gần 58 tỷ đồng (tiền hàng gần 52 tỷ đồng, tiền thuế GTGT hơn 5,775 tỷ đồng) cho Nguyễn Thị Thanh Huyền, Giám đốc Công ty AHHA để Huyền sử dụng làm chứng từ kê khai thuế đầu vào tại Công ty AHHA.
Để hợp thức thủ tục thanh toán qua ngân hàng cho các hóa đơn khống, Thanh nói với Dung mang tiền của Thanh nộp vào tài khoản của Công ty AHHA, đứng tên người nộp tiền là Nguyễn Thị Thanh Huyền (số tiền nộp tương đương với doanh số hóa đơn khống), sau đó Huyền ký ủy nhiệm chi chuyển khoản số tiền này để Dung nộp ngược trở lại tài khoản các công ty của Thanh.
Cơ quan tố tụng xác định, bị cáo Thanh được hưởng lợi bất chính từ hành vi giúp sức tổ chức đánh bạc trong đường dây của Nguyễn Văn Dương là hơn 182 tỷ đồng. Ngoài ra Thanh còn được hưởng lợi bất chính gần 35 triệu đồng từ việc bán 14 tờ hóa đơn khống cho Công ty AHHA.
Để làm rõ hơn hành vi phạm tội tổ chức đánh bạc của bị cáo Thanh, HĐXX hỏi Điều tra viên Nguyễn Đình Trung (Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Phú Thọ) điều tra vụ án này liên quan đến hành vi tổ chức đánh bạc của bị cáo Thanh.
Điều tra viên cho biết, quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra đã làm rõ hành vi thanh toán tiền dịch vụ đánh bạc qua hệ thống game bài Rikvip/Tip.Club qua một số nick name cụ thể của bị cáo Thanh đã được thể hiện trong hồ sơ vụ án.
Theo đó, đã có hàng trăm người chơi bạc bằng Rik (tiền ảo) qua hệ thống game bài Rikvip/Tip.Club được nạp tiền qua Công ty GTS do bị cáo Thanh thành lập và điều hành. Số tiền thu được từ những người chơi bạc, Công ty GTS chuyển lại cho Công ty CNC.
Luật sư tham gia tố tụng đặt câu hỏi với Điều tra viên về việc “Còn một thành phần liên quan đến vụ án này có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhưng tại sao cơ quan điều tra chưa khởi tố?”. Điều tra viên cho biết, cơ quan điều tra luôn thượng tôn pháp luật. Những vấn đề đã rõ được cơ quan điều tra kết luận và chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát để truy tố và Toà án xét xử.
Vụ án này đang được xét xử ở giai đoạn 1. Nhưng vấn đề chưa làm rõ đã được cơ quan điều tra tách rút hồ sơ, tài liệu liên quan để điều tra ở giai đoạn 2. Nếu đủ căn cứ xác định ai phạm tội, cơ quan điều tra sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
Vân Ly (Tổng hợp)
Tin khác
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
-
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
-
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
-
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
-
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
(THPL) - Rạng sáng ngày 23/11, đội tuyển Bóng đá Việt Nam đã lên đường sang Hàn Quốc để bắt đầu chuyến tập huấn nhằm chuẩn bị cho AFF...23/11/2024 19:01:33Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
(THPL) - Trong mùa lễ hội của những tháng cuối năm để chào đón năm mới sắp đến, du khách tại TP. Thủ Đức, TP. HCM không thể bỏ lỡ sự...23/11/2024 15:18:38Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
(THPL) - Theo lãnh đạo Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, trong năm 2025 sẽ triển khai 3 dự án trọng điểm là xây dựng nhà ga hàng hóa, xây dựng...23/11/2024 15:16:53Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
(THPL) - Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm hôm nay tăng...23/11/2024 15:03:49
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Xổ số Đắc Nông hôm nay