05:55 ngày 30/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Xăng dầu bất ổn, hai Bộ Tài chính – Công thương sẽ cùng giải trình

22:31 23/02/2023

(THPL) - Bộ Tài chính và Bộ Công thương sẽ có phiên giải trình về tình hình thị trường xăng dầu, theo yêu cầu của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vào ngày 28/2 tới đây.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và lãnh đạo Ủy ban Kinh tế sẽ chủ trì phiên giải trình này.

Theo đó, đại diện Bộ Công Thương và Bộ Tài chính sẽ giải trình về tình hình thị trường xăng dầu và kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu.

Hiện nay, Bộ Công Thương là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, đồng thời là cơ quan chủ trì điều hành giá xăng dầu. Trong khi đó, Bộ Tài chính thực hiện việc giám sát trích lập, sử dụng quỹ bình ổn giá, rà soát tính toán công bố các khoản định mức để tính giá cơ sở.

Từ cuối năm 2021, tình hình cung ứng xăng dầu đã bắt đầu có dấu hiệu bị gián đoạn. Bước sang năm 2022, các doanh nghiệp cung cấp xăng dầu “lao đao” vì những quy định kinh doanh xăng dầu bất cập bất cập.

Hàng trăm doanh nghiệp bán lẻ và thương nhân phân phối xăng dầu đồng loạt gửi kiến nghị lên Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ, Quốc hội, Bộ Công Thương...về các quy định bất cập trong kinh doanh xăng dầu hiện nay và góp ý sửa đổi Nghị định 95, Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu.

Ảnh minh họa. Báo Lao động

Trong đơn, các chủ doanh nghiệp đề xuất được lấy hàng từ 3 nguồn khác nhau như thương nhân phân phối để tránh bị khan và thiếu hàng cục bộ.

"Nếu chỉ cho nhập hàng từ một đầu mối sẽ làm triệt tiêu sự cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu", ông Lê Văn Báu, Giám đốc Công ty TNHH Lê Hồng Thư nêu.

Ngoài bất cập về nguồn hàng, các doanh nghiệp kiến nghị cần sửa đổi các quy định về công thức tính giá cơ sở, mức chiết khấu... để đảm bảo tính công bằng, sớm chấm dứt tình trạng "mở bán thì thua lỗ, đóng cửa thì bị cơ quan chức năng xử phạt" trong suốt hơn một năm qua.

Ông Huỳnh Trần Thanh Phong, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Huy Phi Long chia sẻ, từ tháng 9/2021 đến nay doanh nghiệp của ông liên tục bị thua lỗ do bất công trong quy định về chiết khấu. Cả năm qua công ty chỉ nhận được mức chiết khẩu 100-200 đồng một lít xăng, trong khi đó các chi phí đầu vào để phân phối cao khiến doanh nghiệp lỗ nửa tỷ đồng.

"Thua lỗ nhưng tôi vẫn phải tiếp tục hoạt động. Tình trạng này còn tiếp diễn công ty sẽ phải giải thể", ông Phong nêu trong đơn kiến nghị.

Tương tự, hàng trăm doanh nghiệp khác cũng cho biết họ đang thua lỗ nặng, có những đơn vị số lỗ lớn tới cả chục tỷ.

Theo ông Giang Chấn Tây - Giám đốc Công ty Bội Ngọc, nửa năm qua các doanh nghiệp bán lẻ luôn bị "chèn ép", không có chiết khấu vẫn phải kinh doanh khiến họ lỗ nặng và kiệt quệ. Trên thị trường đang có sự bất công khi thương nhân phân phối vừa được bán buôn vừa được bán lẻ để cạnh tranh với doanh nghiệp bán lẻ. Họ được hưởng nhiều quyền lợi về giá bán buôn và được chủ động nguồn hàng. Do đó, khi thị trường bất ổn họ giảm chiết khấu, chén ép đơn vị bán lẻ.

Giám đốc một hệ thống bán lẻ xăng dầu có hơn 20 cửa hàng tại TP HCM cho biết, đã lỗ chục tỷ đồng vì chiết khấu xăng dầu luôn về 0. Do đó, nếu được quy định mức chiết khấu tối thiểu trong giá cơ sở khi sửa đổi Nghị định 83 và 95, doanh nghiệp bán lẻ sẽ tránh được tình trạng các doanh nghiệp đầu mối và thương nhân phân phối đưa ra mức chiết khấu 0 đồng.

Năm 2022 là năm đầu tiên bắt đầu giảm chu kỳ điều hành giá xăng từ 15 ngày xuống còn 10 ngày.

Nhiều cây xăng không chịu nổi thua lỗ đã phải tạm đóng cửa. Chi phí trong công thức tính giá cơ sở xăng dầu không theo kịp thực tế khiến doanh nghiệp xăng dầu lâm cảnh khó khăn… Trong khi đó, hai Bộ Công thương – Tài chính thường xuyên có những tranh cãi về lý do nguồn cung đứt đoạn.

Minh Khuê (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu