Hội thảo góp ý sửa đổi Nghị định xăng dầu: Cần đảm bảo hài hòa lợi ích doanh nghiệp, người dân
(THPL) - Sáng nay 14/2, Bộ Công Thương và VCCI đã tổ chức Hội thảo 'Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 95 và 83 về kinh doanh xăng dầu'.
Tin liên quan
- Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
Giá vàng và ngoại tệ ngày 22/11: Vàng tăng tiếp, USD lên mốc 107
BIDV hợp tác toàn diện với Đại Dũng Corp triển khai các dự án xanh
Giá vàng và ngoại tệ ngày 21/11: Vàng trong nước bật tăng mạnh
» Bộ Công Thương yêu cầu rà soát cấp phép đại lý xăng dầu
» Bộ Công Thương sẽ tính toán, cân nhắc tác động khi điều chỉnh giá điện
» Bộ Công Thương đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 394 tỷ USD trong năm 2023
Tại Hội thảo, ông Trần Duy Đông – Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) khẳng định, hội thảo được tổ chức nhằm lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp để sửa đổi Nghị định kinh doanh xăng dầu sao cho phù hợp nhất với bối cảnh thế giới, bối cảnh kinh tế xã hội trong nước, sát với các biến động thị trường và đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước nhưng phải làm sao tạo động lực và điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, hài hòa lợi ích doanh nghiệp, người dân.
Xăng dầu là mặt hàng rất quan trọng, nhạy cảm, ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh, là đầu vào quan trọng của nền kinh tế, đầu vào cho mục tiêu kiểm soát CPI. Đây cũng là lý do mặt hàng xăng dầu luôn nhận được quan tâm của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Trong điều hành giá xăng dầu, cơ quan điều hành luôn phải đảm bảo mục tiêu làm sao đáp ứng được nguồn cung xăng dầu, đồng thời đảm bảo giá xăng dầu phải góp phần kiểm soát CPI. Câu chuyện quản lý luôn đặt ra bài toán cạnh tranh và thị trường.
Cũng tại hội thảo, một trong những vấn đề nóng thời gian qua là chiết khấu trong kinh doanh xăng dầu đang được quan tâm. Nhiều doanh nghiệp (DN) bán lẻ phản ánh tình trạng chiết khấu 0 đồng, thậm chí chiết khấu âm, khiến DN rất khó khăn và đối mặt nguy cơ phá sản.
Liên quan đến thông tin này, ông Giang Chấn Tây, Giám đốc Công ty TNHH MTV Bội Ngọc, cho rằng cần thiết phải có quy định mức chiết khấu tối thiểu. Theo ông, cần xem chiết khấu như một khoản chi phí trong kinh doanh xăng dầu cũng như công cụ giúp DN bán lẻ hoạt động trong mọi tình huống biến động của giá dầu trên thị trường thế giới.
Về phía VCCI, đơn vị này cho rằng với mức chiết khấu thấp, các cửa hàng bán lẻ không muốn tiếp tục hoạt động song vẫn phải duy trì bởi sợ bị cơ quan chức năng xử phạt. Với cách thiết kế quy định như hiện nay, khi giá bán lẻ điều hành thấp hơn chi phí, khoản âm này chủ yếu đổ vào DN bán lẻ do buộc phải bán hàng. Trong khi đó, DN bán buôn có quyền chủ động giá bán buôn và không bị xử phạt khi ngừng bán hàng.
VCCI cho rằng cần xác định 2 phương án điều hành cụ thể để xây dựng quy định về chiết khấu phù hợp. Theo đó, nếu nhà nước không can thiệp và để cung cầu thị trường quyết định giá thì không quy định mức chiết khấu bán lẻ tối thiểu. Còn trong trường hợp nhà nước tiếp tục can thiệp vào giá bán lẻ, cần quy định mức chiết khấu tối thiểu (hoặc giá bán buôn tối đa) để bảo đảm đồng bộ cơ chế quản lý.
Để điều hành kinh doanh xăng dầu hiệu quả hơn, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương rà soát, giảm số lượng khâu trung gian phân phối. Đồng thời, nghiên cứu quy định mức thù lao tối thiểu cho đại lý bán lẻ xăng dầu để bảo đảm hoạt động ổn định, tránh tình trạng kho có hàng mà không bán cho người dân vì sợ lỗ.
Ở góc nhìn chuyên gia, PGS-TS Nguyễn Thường Lạng, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, ủng hộ quan điểm quy định mức chiết khấu tối thiếu để bảo đảm hoạt động cho DN bán lẻ và tạo ra sự minh bạch, thuận lợi trong quản lý, qua đó bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
Được biết, tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 95/2021 (sửa đổi Nghị định 83/2013 về kinh doanh xăng dầu), Bộ Công Thương đưa ra 2 phương án điều hành giá xăng dầu. Phương án thứ nhất: Vẫn điều hành giá xăng dầu như hiện nay nhưng sửa công thức giá cơ sở theo hướng bổ sung một số chi phí thực tế phát sinh của DN. Phương án thứ hai: Nhà nước chỉ công bố giá định hướng, DN sẽ tự xác định, đưa ra giá bán lẻ xăng dầu sau khi cộng chi phí kinh doanh thực tế. Bộ Công Thương ưu tiên lựa chọn phương án 1.
VCCI cho rằng nếu Bộ Công Thương chọn phương án nhà nước tiếp tục định giá và sửa công thức giá cơ sở theo hướng tính đúng, đủ thì vẫn khó bảo đảm tính hợp lý, khả thi và có thể lặp lại bất cập trên thị trường. VCCI kiến nghị lựa chọn phương án cho DN tự quyết định giá. Khi đó, giá bán sẽ phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh của thị trường. "Giá xăng có thể tham chiếu theo giá trên sàn thế giới; còn các chi phí như vận chuyển, bảo hiểm, bán hàng, lãi vay... của mỗi lô hàng, kho xăng và DN là khác nhau. Nhà nước có thể yêu cầu DN báo cáo nhưng lại luôn phải đối mặt với nguy cơ họ kê khai cao lên để có được giá bán cao hơn. Thậm chí, kiểm toán cũng khó phát hiện trường hợp DN "gửi giá", thông đồng với đối tác để đẩy chi phí lên" - VCCI phân tích lý do lựa chọn phương án cho DN tự quyết giá.
Tuy nhiên, ở góc độ chuyên gia, nhiều ý kiến đồng tình với việc giữ nguyên quy định nhà nước định giá xăng dầu như hiện nay. Theo PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), rất khó để cho DN tự quyết định giá trong bối cảnh thị trường vẫn còn DN giữ vị thế thống lĩnh. Với vị thế đó, DN có thể nâng giá hoặc "bắt tay" nâng giá, gây bất lợi cho người tiêu dùng. Hơn nữa, thị trường xăng dầu trong nước vẫn chưa hình thành cơ chế cạnh tranh hoàn hảo trong khi việc để DN tự định giá chỉ tạo ra môi trường cạnh tranh tốt nếu thị trường có nguồn cung dồi dào, người tiêu dùng có cơ sở và khả năng để lựa chọn.
Tú Chi (t/h)
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt