08:29 ngày 18/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Việt Nam sắp bước vào thời điểm khởi đầu của giai đoạn bùng nổ tiêu dùng

14:52 03/11/2024

(THPL) - Theo báo cáo cập nhật vĩ mô của VNDIRECT, kết quả tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,4% so với cùng kỳ trong quý 3/2024 đã đánh dấu mức tăng trưởng hàng quý cao nhất kể từ mức tăng 13,7% hồi quý 3/2022 sau khi Chính phủ chính thức mở cửa kinh tế hậu COVID-19.

Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 có thể đạt 6,9%

Chứng khoán VNDirect vừa công bố báo cáo vĩ mô nhận định, trong quý III/2024, GDP của Việt Nam tăng 7,4%, đánh dấu mức tăng trưởng hàng quý cao nhất kể từ mức tăng hơn 13,7% của quý III/2022 sau khi Chính phủ chính thức mở cửa kinh tế hậu Covid-19.

Theo VNDirect, mức tăng trưởng 7,4% đã vượt dự báo trước đó của đơn vị này là 6,6%, cũng như gây bất ngờ lớn cho thị trường, nhất là trong bối cảnh siêu bão Yagi vừa hoành hành. GDP tăng 6,8% sau 9 tháng đã củng cố niềm tin rằng Việt Nam có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5-7% trong năm 2024 - mục tiêu được điều chỉnh tăng so với mức ban đầu là 6-6,5%.

Theo đó, VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,9% từ con số cũ là 6,7%.

ẢNH MINH HỌA
"Chúng tôi nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 lên 6,9%. Chúng tôi cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý IV với GDP dự báo tăng 7,1%, chủ yếu nhờ hoạt động sản xuất và xuất khẩu duy trì tích cực; dòng vốn FDI dồi dào; sự phục hồi của thị trường bất động sản và các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng của Chính phủ, bao gồm cả chính sách tiền tệ và tài khóa," báo cáo của VNDirect viết.

VNDirect cũng lạc quan dự báo GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025 nhờ vào xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ trên toàn cầu; triển vọng tích cực của lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam; nhu cầu tiêu dùng nội địa tiếp tục cải thiện và đầu tư tư nhân từng bước phục hồi.

Theo VNDirect, năm 2024 đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong chính sách tiền tệ toàn cầu khi chứng kiến 150 lần cắt giảm lãi suất so với chỉ 23 lần tăng lãi suất. Xu hướng nới lỏng này đang diễn ra ở hầu hết các ngân hàng trung ương lớn, bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

"VNDirect dự báo xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ toàn cầu có thể sẽ tiếp diễn ít nhất đến năm 2025, khi lạm phát ở các nước phát triển dần dần đạt đến mục tiêu của các ngân hàng trung ương," báo cáo nhận định.

Điều này sẽ mở ra nhiều dư địa hơn để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ theo định hướng hỗ trợ tăng trưởng trong giai đoạn tới, bao gồm thúc đẩy tăng trưởng cung tiền thông qua mua vào dự trữ ngoại hối và duy trì hoặc thậm chí giảm nhẹ lãi suất điều hành để giữ lãi suất thị trường ở mức thấp, từ đó thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.

Ngoài ra, môi trường tín dụng nới lỏng toàn cầu cũng sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư xuyên biên giới và củng cố triển vọng không chỉ đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mà cả đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) vào Việt Nam trong năm 2025.

Dòng vốn FDI vào Việt Nam cũng được kỳ vọng sẽ duy trì tích cực trong năm 2025, với tốc độ tăng trưởng 8-9%, trong khi giá trị xuất nhập khẩu tăng trưởng 9-10% nhờ triển vọng kinh tế toàn cầu ổn định và môi trường tín dụng dần nới lỏng.

Cùng với đó, các chuyên gia VNDirect lập luận, tăng trưởng toàn cầu ổn định sẽ là yếu tố hỗ trợ cho triển vọng hoạt động xuất khẩu và lĩnh vực sản xuất của Việt Nam trong năm tới. VNDirect dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng trưởng khả quan ở mức 9-10% trong năm 2025.

Việt Nam sắp bước vào thời điểm bùng nổ tiêu dùng?

Theo VNDirect, các động lực tăng trưởng chính của Việt Nam bao gồm:

Xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ toàn cầu

Năm 2024 đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong chính sách tiền tệ toàn cầu khi chứng kiến 150 lần cắt giảm lãi suất so với chỉ 23 lần tăng lãi suất. Xu hướng nới lỏng này đang diễn ra ở hầu hết các ngân hàng trung ương lớn, bao gồm Fed, ECB (NHTW Châu Âu) và PBOC (Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc).

Trên cơ sở đó, báo cáo kỳ vọng xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ toàn cầu sẽ tiếp diễn ít nhất đến năm 2025, khi lạm phát ở các nước phát triển dần dần đạt đến mục tiêu của các NHTW. Điều này sẽ mở ra nhiều dư địa hơn để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) điều hành chính sách tiền tệ theo định hướng hỗ trợ tăng trưởng trong giai đoạn tới, bao gồm thúc đẩy tăng trưởng cung tiền thông qua mua vào dự trữ ngoại hối và duy trì hoặc thậm chí giảm nhẹ lãi suất điều hành để giữ lãi suất thị trường ở mức thấp, từ đó thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.

Ngoài ra, môi trường tín dụng nới lỏng toàn cầu cũng sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư xuyên biên giới và củng cố triển vọng không chỉ đối với FDI mà cả đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) vào Việt Nam trong năm 2025.

Triển vọng tích cực cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam

Môi trường tín dụng toàn cầu nới lỏng, cùng với thu nhập thực tế được cải thiện (nhờ lạm phát giảm), sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở các nền kinh tế phát triển.

Điều này được phản ánh trong dữ liệu kinh tế vĩ mô gần đây, khi doanh số bán lẻ của Mỹ tăng 0,4% trong tháng 9, vượt mức dự báo là 0,3% và mức tăng khiêm tốn 0,1% được ghi nhận trong tháng 8.

"Doanh số bán lẻ của Mỹ cao hơn dự kiến trong tháng 9 củng cố cho triển vọng “hạ cánh mềm” của Mỹ, từ đó triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong năm 2025 có thể tích cực hơn so với những dự báo khiêm tốn trước đó", báo cáo đánh giá.

Đồng thời, IMF mới cập nhật dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ và toàn cầu trong năm 2025 lần lượt là 2,2% và 3,2%. Tăng trưởng toàn cầu ổn định sẽ là yếu tố hỗ trợ cho triển vọng hoạt động xuất khẩu và lĩnh vực sản xuất của Việt Nam trong năm tới.

Theo đó, các chuyên gia của VNDIRRECT dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng trưởng khả quan ở mức 9-10% svck trong năm 2025. Ngoài ra, dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh trong 9T24 sẽ góp phần cải thiện hơn nữa hoạt động sản xuất và xuất khẩu trong năm 2025.

Việt Nam sắp bước vào thời điểm khởi đầu của giai đoạn bùng nổ tiêu dùng (Ảnh minh họa)

Tiêu dùng nội địa tiếp tục cải thiện

Xu hướng mở rộng mạnh mẽ của khu vực công nghiệp đang thúc đẩy sự phục hồi của thị trường việc làm, đồng thời cải thiện thu nhập và tiết kiệm của người dân. Xu hướng này, cùng với việc lạm phát hạ nhiệt và chính sách tài khóa mở rộng của Chính phủ sẽ đẩy nhanh quá trình phục hồi nhu cầu nội địa trong những quý tới.

"Chúng tôi dự báo GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ tiệm cận mức 5.000 USD/người vào năm 2025, đánh dấu điểm khởi đầu của giai đoạn bùng nổ tiêu dùng (kỳ vọng) ở Việt Nam ", báo cáo nhấn mạnh.

Tăng trưởng đầu tư tư nhân

Báo cáo kỳ vọng đầu tư tư nhân sẽ cải thiện hơn nữa vào năm 2025 khi các doanh nghiệp triển khai các dự án mới và mở rộng sản xuất để đáp ứng các đơn hàng trong nước và xuất khẩu tăng cao.

Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất cho vay thấp cùng với môi trường tín dụng toàn cầu nới lỏng hơn và sự phục hồi dần dần của thị trường bất động sản sẽ thúc đẩy làn sóng đầu tư tư nhân mới.

Có thể thấy, đầu tư tư nhân là động lực tăng trưởng hàng đầu của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 15% trước đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, đầu tư tư nhân mới phục hồi một phần và đạt mức tăng trưởng 7,1% svck trong 9 tháng năm 2024.

Liên quan đến rủi ro chính đối với dự báo tăng trưởng, báo cáo của VNDIRECT cho biết, bất kỳ khả năng dù nhỏ, về suy thoái kinh tế của Mỹ đều cần được theo dõi chặt chẽ, vì Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đồng thời, lạm phát dai dẳng ở Mỹ có thể khiến Fed cắt giảm lãi suất chậm hơn kỳ vọng.

Bên cạnh đó, khủng hoảng chưa có hồi kết trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Ngoài ra, chuỗi cung ứng toàn cầu phân mảnh có thể tác động tiêu cực đến lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu