20:59 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

VKBIA: Kết nối việc làm cho người lao động hồi hương tại khu vực miền Trung

16:01 21/05/2020

(THPL) - Vừa qua, tại thành phố Đà Nẵng, Hội kết nối và hỗ trợ người lao động hồi hương (ACSL) - Hội thành viên trực thuộc Hiệp hội Doanh Nhân và đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc (VKBIA), Công ty CP Tập đoàn An Dương và Đại học Đông Á (Đà Nẵng) đã tổ chức ký kết hợp tác tổ chức kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLCT) và hỗ trợ đào tạo, kết nối việc làm cho người lao động hồi hương với sự chứng kiến của Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng.

Theo nội dung ký kết, các bên sẽ tổ chức kết nối, hỗ trợ miễn phí phi lợi nhuận đối với du học sinh, người lao động hồi hương là hội viên của ACSL, đồng thời, giúp sinh viên có trình độ tiếng Nhật, tiếng Hàn và chuyên môn nghề nghiệp của Đại học Đông Á về nước sau thời gian làm việc tại Nhật, Hàn Quốc phát triển nghề nghiệp với việc làm phù hợp tại các công ty, doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp FDI Nhật Bản, Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam nằm trong mạng lưới liên kết với VKBIA & ACSL.

Việc tổ chức sự kiện nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên, người lao động có cơ hội lấy chứng chỉ Nhật ngữ, đồng thời kết nối cơ hội việc làm cho người lao động tại Nhật Bản cũng như lao động hồi hương làm việc tại Việt Nam.

Ông Bùi Xuân Quảng (chủ tịch ACSL) và Đại diện Trường ĐH Đông Á kí kết hợp tác tổ chức kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLCT) và hỗ trợ đào tạo, kết nối việc làm cho người lao động hồi hương.

Theo Bùi Xuân Quảng - Chủ tịch Hội Kết nối và hỗ trợ người lao động hồi hương (ACSL), số lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài hết hạn về nước từ năm 2015-2018 ước tính khoảng 110.000 người, mỗi năm tương ứng với gần 30.000 người. Người lao động về nước từ các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc…

Mặc dù được đánh giá là có trình độ, kỹ năng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, nhưng nhiều người sau khi về nước vẫn còn loay hoay tìm kiếm công việc phù hợp dù được đào tạo và có kỹ năng nghề cao. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp trong nước lại đang thiếu hụt lao động có tay nghề, trình độ cao. Các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI tại Việt Nam luôn có nhu cầu tuyển dụng người có kỹ năng, kinh nghiệm, ngoại ngữ và đặc biệt là tác phong làm việc công nghiệp. Chính vì vậy, VKBIA & ACSL đặt mục tiêu trong những năm đầu có thể hỗ trợ đến 2% việc làm cho số lượng lao động đó.

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Trần Nguyễn Minh Thành - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng cho biết, Đà Nẵng hiện có hơn 200 trung tâm tin học – ngoại ngữ có chức năng đào tạo, bồi dưỡng, thi các chứng chỉ ngoại ngữ. Tuy nhiên, những trung tâm có đủ năng lực để được cấp phép tổ chức thi là không nhiều. Vì vậy, triển khai những ý tưởng, tâm huyết đối với người học qua ký kết hợp tác tổ chức thi năng lực tiếng Nhật giữa Đại học Đông Á và các đối tác sẽ góp thêm sự lựa chọn mới, hữu hiệu và chính xác cho học sinh, sinh viên và người lao động là cần thiết.

Bên cạnh đó, dưới sự bảo trợ của ACSL, Trường Đại học Đông Á Đà Nẵng sẽ trở thành một trong những đơn vị được tổ chức Kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật dành cho người nước ngoài của Chính phủ Nhật Bản (JLCT (Japanese Language Capability Test).

Đại diện các đơn vị chụp cùng sinh viên Đại học Đông Á.

JLCT (Japanese Language Capability Test) là tên gọi kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật dành cho người nước ngoài của Chính phủ Nhật Bản. Tuy là chứng chỉ mới được Bộ Tư pháp Nhật Bản công nhận trong thời gian gần đây, nhưng do tính phổ dụng của chứng chỉ này nên đã có khoảng 30 quốc gia trên thế giới tổ chức thành công JLCT. Kỳ thi được tổ chức 6 lần trong năm vào các tháng lẻ, thời gian nhận kết quả nhanh chóng. JLCT đánh giá thí sinh trên toàn phương diện dựa trên các yêu cầu về hệ thống từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu, nghe hiểu. Đề thi được các giáo sư chuyên ngôn ngữ Nhật thiết kế nên đảm bảo sát thực và phổ dụng. Tại Việt Nam, Công ty CP Tập đoàn An Dương là đơn vị được cấp chứng chỉ độc quyền tổ chức.

Ngân An

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu