12:12 ngày 22/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Virut Corona đẩy ngành nông nghiệp vào tình thế khó khăn chồng khó khăn

Mai Anh | 10:31 07/02/2020

(THPL) - Theo TS. Đặng Kim Sơn - Nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tăng trưởng GDP quý I sẽ không thể đạt được mức dự báo ban đầu.

Nói về những tác động do dịch virus corona, TS. Đặng Kim Sơn cho rằng vấn đề lo lắng nhất của nông sản của Việt Nam và người nông dân vẫn là vấn đề thị trường.

Hiện tại thị trường gần nhất và lớn nhất của chúng ta là Trung Quốc bị tác động trực diện từ corona. Điều này khiến cầu của thị trường sẽ trở về với những sản phẩm cơ bản như lương thực thực phẩm, và bỏ qua những sản phẩm khác như hoa quả... 

Nhu cầu giảm thêm một lần nữa từ những ảnh hưởng do việc buôn bán cũng hạn chế như chuỗi siêu thị, hệ thống bán lẻ ngưng trệ khiến cho cầu giảm. Trong khi đó, giao thương bị gián đoạn do dịch bệnh, “ngăn sông cấm chợ” khiến chi phí giao dịch cao, mặt hàng tươi sống của Việt Nam sẽ không bảo quản được.

Về kết cấu sản xuất tiêu dùng trong nước trong ngắn hạn không thể thay đổi ngay được để đáp ứng nhu cầu từ thị trường này. "Tôi cũng phải nhấn mạnh lại, khi tất cả các vấn đề liên quan đến giao thương bị gián đoạn, nông sản sẽ “nghẽn" - TS. Đặng Kim Sơn nhấn mạnh.

Virut Corona đẩy ngành nông nghiệp vào tình thế khó khăn chồng khó khăn

Chưa tính đến dịch bệnh này, ngày đầu năm 2020, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp đã dự báo năm 2020 sẽ là năm khó khăn của ngành nông nghiệp. Ví dụ như dịch tả lợn Châu Phi khiến cho người chăn nuôi lao đao trong năm 2019 thì đến năm 2020 vẫn còn rất nhiều tác động khác như khó khăn kỹ thuật, tái đàn, vốn …

Bên cạnh đó, trong năm nay nông nghiệp đương đầu với hạn hán sông Mekông, lâu lắm không diễn ra tình trạng này. Dịch virus corona nổi lên đã che mất những tác động này nhưng về cơ bản vẫn là những khó khăn chúng ta phải vượt qua. Như vậy, khó khăn chồng khó khăn và khó có thể nói chúng ta lạc quan về nông nghiệp trong năm nay được.

Bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch Bagico cho hay: Không phải đến lúc có dịch bện chúng ta mới gặp khó khăn về xuất khẩu, nếu không có dịch bệnh này thì thời gian tới chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với những khó khăn này.

Một trong những vấn đề của chúng ta đó là quy định về truy xuất nguồn gốc xuất khẩu nông sản bao gồm mã vùng, mã xưởng hay tem truy xuất nguồn gốc. Nếu như đợt này không xảy ra dịch bệnh thì chúng ta vẫn vướng khi thực hiện truy xuất nguồn gốc nông sản vì đến nay chúng ta vẫn dậm chân tại chỗ trong việc thực hiện các quy định này, vấn đề nằm ở chính sách. Đến nay quy định cụ thể nào về mã vùng, mã xưởng hay tem truy xuất nguồn gốc cần gì thì chưa có. Chính sách cần phải làm kịp thời, làm nhanh hơn để hỗ trợ cho xuất khẩu nông nghiệp.

Cũng phải nói thêm rằng, thế giới mong muốn được bán hàng cho Trung Quốc đặc biệt là nông sản. Vì vậy, chúng ta đừng nghĩ rằng bài xích Trung Quốc mà phải làm sao có thể chiếm được thị trường lớn này và có đủ năng lực cạnh tranh với các quốc gia khác. Hiện nay, thương mại điện tử của họ đã phát triển nhưng mặt hàng của chúng ta vẫn còn kém về chất lượng, mẫu mã thì chúng ta sẽ còn gặp khó khăn hơn trong xuất khẩu nông sản vào thị trường này.

"Nếu làm tốt chúng ta sẽ không còn tình trạng giải cứu ở biên giới nữa. Chúng ta càng hỗ trợ, càng làm ngơ quản lý thì hệ lụy sẽ lớn. Sang Trung Quốc thì hàng Việt Nam quá ít chúng ta không có chỗ đứng trên thị trường thì hoàn toàn phụ thuộc vào người “đến nhà chúng ta mua mang đi” - bà Thực chia sẻ.

Bên cạnh đó, theo TS. Đặng Kim Sơn, chúng ta không thể trông đợi nhiều vào sự hỗ trợ của Nhà nước, có thể là những hỗ trợ tạm thời như khoanh vốn, giảm thuế, mở kênh phân phối… Về dài hạn chúng ta phải làm căn cơ hơn dài như đa dạng hóa thị trường, xây dựng chuỗi giá trị từ nơi sản xuất đến tiêu thụ cuối cùng, chuyển sản xuất manh mún sang quy mô lớn… tất cả đều là những vấn đề đã được nhắc đến rất nhiều mà chưa làm được. Đó chính là vấn đề căn cơ về thương mạị, ngoài ra là vấn đề phòng chóng dịch.

Mai Anh

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu