22:42 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Việt Nam xuất khẩu hơn 7,3 tấn ớt trong nửa đầu năm 2024

Minh Anh (t/h) | 19:18 22/07/2024

(THPL) - Ớt là một loại quả quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Tính đến hết tháng 6, sản lượng xuất khẩu ớt của nước ta đạt 7.326 tấn với kim ngạch đạt 17,9 triệu USD.

Theo số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), xuất khẩu ớt của Việt Nam trong tháng 6 đã thu về 1,8 triệu USD với 815 tấn. Tính chung 6 tháng đầu năm, nước ta xuất khẩu 7.326 tấn ớt với kim ngạch đạt 17,9 triệu USD, tăng 5,3% về lượng và tăng mạnh 31,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Hiện Trung Quốc là thị trường xuất khẩu trái ớt lớn nhất của Việt Nam với 6.338 tấn, chiếm 86,5%. Lào đứng thứ 2 với sản lượng đạt 669 tấn, chiếm 9,1%. Mỹ là thị trường đứng thứ 3 với 124 tấn, tương đương 1,7%.

Ớt chính là mặt hàng giúp Việt Nam thu được hàng triệu USD trong năm 2023. Theo VPA, trong năm 2023, Việt Nam xuất khẩu ớt đạt 20 triệu USD, tương đương với 10.173 tấn, tăng 107% so với năm 2022.

Việt Nam xuất khẩu hơn 7,3 tấn ớt trong nửa đầu năm 2024. Ảnh minh hoạ

Về thị trường xuất khẩu, một trong những lý do mà Trung Quốc tăng cường nhập khẩu ớt Việt Nam là độ cay cao và đa dạng về chủng loại. Một số loại ớt xuất khẩu phải kể đến như: Ớt chỉ thiên, ớt hiểm, ớt sừng vàng, ớt ngọt, ớt chỉ địa. Ngoài ra, sự chênh lệch mùa vụ cũng là điều giúp cho sản lượng xuất khẩu tăng cao. Tại Trung Quốc, mùa thu hoạch ớt chủ yếu diễn ra vào khoảng tháng 6 đến tháng 10 hàng năm.

Tại nước ta, ớt thường được trồng thành 2 vụ nên có nhiều thời điểm thu hoạch là từ tháng 4 đến đầu tháng 7 và thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 2. Ớt được trồng rải rác ở khắp các tỉnh thành trên cả nước ĐBSCL được xem là thủ phủ ớt của Việt Nam được trồng nhiều nhất tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Trà Vinh với tổng diện tích trên 7.000 ha, sản lượng khoảng 100.000 tấn/năm.

Bên cạnh những cơ hội, ngành xuất khẩu ớt cũng đối mặt với không ít thách thức. Các yêu cầu khắt khe về chất lượng và an toàn thực phẩm từ thị trường quốc tế, cạnh tranh gay gắt với các quốc gia xuất khẩu khác, và biến đổi khí hậu đều là những vấn đề cần được giải quyết.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, để vượt qua các thách thức này, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa nông dân, hợp tác xã và các cơ quan chức năng. Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong canh tác và chế biến, cùng với việc đầu tư vào công nghệ và cơ sở hạ tầng, sẽ giúp nâng cao chất lượng và tính bền vững của sản phẩm ớt Việt Nam.

Các chuyên gia khuyến nghị, ớt Việt Nam sẽ ngày càng có chỗ đứng trên thị trường, vì thế nông dân, các hợp tác xã cần chú trọng đầu tư vào quy trình sản xuất, lựa chọn giống tốt, áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng nguồn thu.

Hiện, nông sản Việt Nam đang được xuất khẩu đến hơn 185 quốc gia, vùng lãnh thổ và ngày càng có sức hấp dẫn lớn với các đối tác quốc tế. Việc chủ động xây dựng vùng trồng đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ và chủ động sản xuất theo yêu cầu thị trường đang giúp nông sản Việt vươn xa, người dân ổn định thu nhập.

Minh Anh (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu