13:17 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Việt Nam tăng cường cải cách phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới

08:32 04/10/2020

(THPL) - Phát triển thương mại điện tử đang là xu thế tất yếu của mạng lưới kinh tế toàn cầu. Trong đó, hiện tại Việt Nam đang là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới với tốc độ 35% mỗi năm, ( tăng trưởng xấp xỉ gấp 2,5 lần so với Nhật Bản)

Tuy nhiên, trước dự báo thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ lan tỏa rất nhanh, nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam cần kịp thời có thêm những định hướng và giải pháp mang tính đột phá để sẵn sàng bắt nhịp với xu thế kinh tế toàn cầu. 

Thương mại điện tử xuyên biên giới là xu thế tất yếu của kinh tế toàn cầu

Trong thương mại điện từ, khách hàng chỉ cần thông qua mạng internet là có thể tìm hiểu thông tin sản phẩm tương đối đầy đủ, đặt hàng và thanh toán với đối tác cách nhau cả vòng Trái Đất, sự thuận tiện trong giao dịch hàng hóa của internet không những tạo cơ hội cho doanh nghiệp nâng cao doanh số bán hàng mà qua đó còn tìm kiếm mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt, tiết giảm chi phí, tối ưu nguồn lực để tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thống kê cho thấy giai đoạn 2014 - 2020, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam đạt trung bình trên 30%/năm. Dự kiến, quy mô thị trường này sẽ đạt 33 tỷ USD vào năm 2025, đứng thứ ba ở Đông Nam Á sau Indonesia và Thái Lan.

Hệ thống siêu thị toàn cầu có thể được thu nhỏ qua chiếc smart phone nằm gọn trong lòng bàn tay, là động lực thúc đẩy, thậm chí bắt buộc các doanh nghiệp phải  nắm bắt thời cơ, chuyển đổi số kịp thời để sản phẩm của mình đến với hệ thống bán lẻ toàn cầu, tiếp cận với khách hàng nhanh nhất, quảng bá hàng hóa, thương hiệu tới hàng trăm triệu tài khoản mua hàng tại hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Dẫn đầu trong kinh doanh online, mới đây đại diện Alibaba Việt Nam chia sẻ mặc dù dịch COVID-19 kéo dài khiến không ít doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức truyền thống lao đao nhưng Alibaba.com vẫn đạt tăng trưởng tốt với hơn 100% người mua hàng và hơn 15% người bán hàng mới.

Thông qua nhiều sàn thương mại điện tử khác như Tiki, Shopee hay Amazon doanh nghiệp Việt sẽ được tiếp cận với lượng khách hàng khổng lồ trên chính thương hiệu của mình. Với xu hướng xuất khẩu trực tuyến đang tăng lên nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu cũng như ở Việt Nam, dự báo quy mô của thương mại điện tử qua biên giới ở phạm vi toàn cầu sẽ đạt 1.000 tỷ USD trong năm 2020.

Tuy nhiên, trên thực tế, xuất khẩu bằng thương mại điện tử xuyên biên giới cũng mới đang ở giai đoạn đầu nên cơ hội lớn mà rào cản cũng nhiều, việc quản lý chất lượng và nguồn gốc xuất xứ qua thương mại điện tử xuyên biên giới không hề đơn giản bởi có những sản phẩm có giá trị thấp, không đủ chứng từ để chứng minh nguồn gốc, chất lượng gây khó khăn cho hoạt động thông quan.

Mỗi quốc gia lại đưa ra một chế tài quản lý hàng hoá theo cách riêng nhưng vẫn có điểm chung theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính để giảm thời gian lưu kho, kiểm tra sản phẩm và khối lượng hàng, quy trình đặt hàng, giao dịch hay thanh toán. Do đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị thật kỹ cũng như thường xuyên cập nhật thông tin và kết nối với các bên cung ứng dịch vụ hỗ trợ để tháo gỡ những rào cản cho thương mại điện tử.

Ở cấp điều chỉnh sách lược quốc gia, hiện tại, Bộ Công Thương đang thay đổi cách tiếp cận theo hướng bắt đầu từ những mặt hàng cụ thể đang có lợi thế, sau đó điều chỉnh dần cho phù hợp với thị trường, kỳ vọng sẽ mở ra con đường mới cho thương mại điện tử xuyên biên giới và ứng dụng vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Đồng thời tiếp tục xây dựng bổ sung những chính sách về thương mại điện tử, cải cách hành chính và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng mới, chú trọng việc kết nối nhu cầu tuyển dụng nhân lực thương mại điện tử giữa nhà trường và doanh nghiệp, cộng đồng cũng như đào tạo kiến thức, kỹ năng, tư vấn lộ trình về chuyển đổi số cho cộng đồng doanh nghiệp để thương mại điện tử nói chung và thương mại điện tử xuyên biên giới nói riêng của Việt Nam, bắt nhịp nhanh chóng và phát triển bền vững cùng kinh tế toàn cầu.  

Quốc Cường

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu