14:20 ngày 18/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Việt Nam hướng đến loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

17:21 22/03/2023

(THPL) - Ngày 22/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức PATH tổ chức Hội nghị đánh giá công tác phòng, chống sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng năm 2022; triển khai kế hoạch năm 2023 khu vực miền Bắc; thúc đẩy loại trừ sốt rét tại Việt Nam.

Theo thống kê của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, hơn 30 năm qua, Chương trình Quốc gia phòng, chống sốt rét đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Năm 1991, bệnh sốt rét lan rộng, trở nên nghiêm trọng trên cả nước với hơn một triệu bệnh nhân, 4.646 người tử vong, 144 vụ dịch.

Năm 2022, Việt Nam ghi nhận 455 trường hợp sốt rét tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên và miền núi phía Bắc. Đây là những nơi người dân có thói quen đi rừng, ngủ rẫy. Sốt rét cũng chưa bùng phát thành dịch lớn, chỉ xuất hiện các ổ nhỏ lẻ nên chính quyền không đầu tư kinh phí và nhân lực.

Hiện đã có 42 tỉnh, thành phố được công nhận loại trừ bệnh sốt rét. Tuy nhiên, bệnh sốt rét vẫn còn diễn biến phức tạp với hơn 6,8 triệu người sống trong vùng sốt rét lưu hành, tập trung chủ yếu ở Lai Châu, Bình Phước và một số tỉnh ở miền Trung, Tây Nguyên. Nguyên nhân khiến bệnh sốt rét vẫn còn diễn tiến ở nước ta là do sốt rét kháng thuốc; sốt rét biên giới, di biến động dân; muỗi kháng hóa chất; nguồn kinh phí đầu tư cho phòng, chống và loại trừ sốt rét còn hạn hẹp...

Việt Nam hướng đến loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030. Ảnh minh hoạ

Năm 2023, công tác phòng, chống sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng tập trung vào việc đẩy mạnh vận động chính sách, tăng cường sự chỉ đạo, huy động các cấp, ngành quan tâm đầu tư nhân lực, kinh phí đảm bảo bền vững chương trình phòng chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng để thực hiện thành công mục tiêu loại trừ sốt rét tại Việt Nam vào năm 2030; rà soát, sửa đổi, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn để thống nhất thực hiện trên toàn quốc; tiến hành đánh giá Chiến lược quốc gia phòng, chống và loại trừ sốt rét đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Bộ Y tế tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn, can thiệp tại các địa phương có điểm nóng sốt rét, duy trì giám sát đề phòng sốt rét quay trở lại ở 42 tỉnh, thành phố đã được công nhận loại trừ sốt rét. Đồng thời, Bộ mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng hoạt động phòng, chống ký sinh trùng, côn trùng; rà soát tăng cường năng lực cho cán bộ các tuyến để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng chế độ chính sách đãi ngộ, thu hút, giữ chân nguồn nhân lực; triển khai giải pháp để đảm bảo nguồn lực từ nguồn trong nước và quốc tế cho hoạt động của chương trình.

Tại Hội nghị, nhiều đại biểu cho rằng cần tăng cường vận động chính sách bảo đảm kinh phí cho các hoạt động, đảm bảo chế độ hỗ trợ nhân viên y tế; tăng cường nghiên cứu, áp dụng biện pháp chuyên môn kỹ thuật mới, hiệu quả trong phòng bệnh, phát hiện, điều trị.

Bên cạnh đó, đơn vị chức năng cần đánh giá độ nhạy cảm của muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết đối với một số hóa chất diệt côn trùng; xây dựng danh mục các kỹ thuật xét nghiệm côn trùng cho các tuyến; xây dựng bản đồ phân bố muỗi, bản đồ kháng hóa chất của muỗi Anopheles, Aedes.

Đối với các bệnh ký sinh trùng, cần hoàn thiện chính sách, tổ chức hệ thống phòng, chống, tăng cường đào tạo, huy động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế; xây dựng kế hoạch phòng, chống, nghiên cứu, hệ thống báo cáo các bệnh ký sinh trùng, hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO.

Mai Anh (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu