Vi phạm tại dự án thủy lợi Ia Rtô–Ayun Pa: Trách nhiệm của Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai đến đâu?
(THPL) - Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh về những bất cập, tồn tại, vi phạm trong quá trình thực hiện dự án hồ chứa nước Ia Rtô (xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), trong đó đã đề cập đến trách nhiệm của chủ đầu tư cùng các bên liên quan. Tuy nhiên, trách nhiệm của Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai đến đâu lại là vấn đề đang cần được làm rõ!
Tin liên quan
- Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát, xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
“Bỏ quên” đấu giá, Thung lũng hoa Hồ Tây kinh doanh trái phép gần 1 năm?
Thương hiệu là cam kết phát triển bền vững để "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh"
Bộ Chính trị điều động, chỉ định tân Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
Phê chuẩn kết quả bầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ
» Gia Lai: Thanh tra công trình thủy lợi Pleikeo chưa nghiệm thu đã hỏng
» Gia Lai: Khởi tố kỹ sư trong vụ đường tránh Chư Sê 250 tỷ đồng bị sụt lún
» Thị xã Ayun Pa, Gia Lai: Công ty xây dựng Xuân Hương sử dụng vật liệu không đúng thiết kế?
Dự án hồ chứa nước Ia Rtô được xây dựng từ nguồn ngân sách Trung ương với tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng, do Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh Gia Lai làm chủ đầu tư. Theo dự kiến, dự án sẽ hoàn thành trong năm 2020 và phục vụ cấp nước tưới cho 600 ha cây trồng, cấp nước phục vụ sinh hoạt cho khoảng 40.000 người dân trên địa bàn thị xã Ayun Pa.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai xây dựng đã bộc lộ nhiều vướng mắc như thiếu khoảng 200.000 m3 đất đắp thượng, hạ lưu đập và 40.000 m3 lõi chống thấm, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, chi phí vận chuyển đất đắp từ các bãi vật liệu,… dẫn đến phát sinh thêm kinh phí nhiều tỷ đồng!
Trên cơ sở đó, Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai có đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các Sở Xây dựng, Nội vụ kiểm tra, đánh giá năng lực chủ đầu tư, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất UBND tỉnh xử lý trách nhiệm người đứng đầu. Đồng thời, củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực chủ đầu tư trong tổ chức và thực hiện các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
Trước đó, ngày 06/11/2020 Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai đã có báo cáo số 502/BC-SNNPTNT về việc xử lý tồn tại, vướng mắc liên quan đến dự án. Trong đó nêu “việc thay đổi biện pháp thi công xử lý nền đập tăng khoảng 8,3 tỷ đồng, chủ đầu tư tự ý thực hiện, chưa được cấp thẩm cho phép là không đíng quy định tại Điều 143 Luật Xây dựng 2014, đây là việc làm vượt thẩm quyền của chủ đầu tư, dẫn đến không có cơ sở để Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai triển khai các bước tiếp theo, gây ách tắc liên quan đến dự án”.
Ngược lại, Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh Gia Lai đã không đồng tình với quan điểm của Sở NN&PTNT tại văn bản số 502/BC-SNNPTNT. Căn cứ các văn bản như Quyết định 550/QĐ-SNNPTNT ngày 25/9/2018, Quyết định 162/QDD-SNNPTNT ngày 01/04/2019, Nghị định 68/2019/NĐ-CP, Nghị quyết 108/NQ-CP ngày 17/07/2020, Văn bản số 598/XD-CĐ ngày 11/5/2020, Quyết định 3197/QĐ-BNN-XD, Văn bản số 2742/BXD-KTXD ngày 09/06/2020, Văn bản số 1405/VKT-ĐM ngày 10/06/2020,... Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh Gia Lai cho rằng: “cách hiểu dự toán gói thầu xây dựng của Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai là sai”.
“Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh Gia Lai mới chỉ tạm phê duyệt: Dự toán gói thầu bổ sung thêm khoảng 8.300.000.000 đồng + 138.877.664.000 = 147.177.664.000 đồng < 151.509.353.000 đồng. Theo quy định tại khoản 2, Điều 17, Thông tư 18/BXD, thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh thiết kế biện pháp thi công dự toán hạng mục chống thấm nền đập Ia Rtô thuộc thẩm quyền của chủ đầu tư. Trường hợp cấp thẩm quyền là UBND tỉnh không phê duyệt đơn giá áp dụng cho công trình thì giá trị tăng thêm của phần điều chỉnh biện pháp thi công một phần từ hào bentonite sang khoan phụt là (giá trị dự toán tăng) thêm khoảng 3.300.000.000 đồng (chưa thẩm tra, thẩm định)”, văn bản của chủ đầu tư khẳng định.
Đây là công trình trọng điểm của tỉnh, việc báo cáo Tỉnh ủy và UBND tỉnh cùng các sở được chủ đầu tư thực hiện hàng tuần, trong đó đã báo cáo việc điều chỉnh này, có văn bản của Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai đã tổng hợp báo cáo tỉnh và UBND tỉnh và đã ghi nhận là chủ đầu tư có điều chỉnh thiết kế một số hạng mục để đảm bảo kỹ thuật, an toàn và đẩy nhanh tiến độ.
Cùng với đó, Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh Gia Lai đã gửi báo cáo đến Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai, gồm các vấn đề khó khăn, vướng mắc của dự án, trong đó có liên quan đến quy hoạch (450ha màu), tính toán thủy văn và thủy nông thiếu sót dẫn đến thiếu nước tưới; mục tiêu đầu tư không thống nhất giữa chủ trương đầu tư (450ha, trong đó có 120ha lúa 2 vụ) và quyết định đầu tư (600ha, trong đó có 120ha lúa 2 vụ) nhưng đều chưa được xem xét một cách thấu đáo.
“Việc nhiều lần chưa xem xét kết quả tính toán thủy văn, thủy nông mà chấp nhận kết quả tính toán lại của tư vấn thiết kế nên chủ đầu tư đã buộc phải tổ chức thi công ngưỡng tràn. Sau này nếu thiếu nước tưới do nguyên nhân tính toán chưa phù hợp mà chủ đầu tư đã đề nghị Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai xem xét, chủ đầu tư sẽ không chịu trách nhiệm khi công trình xây xong gây lãng phí do nguyên nhân đó”, văn bản của chủ đầu tư nhấn mạnh.
Nói thêm về trách nhiệm của Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai, trước đây Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Gia Lai đã có kiến nghị Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai chủ trì để xác định các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng để xử lý theo quy định của pháp luật xây dựng nhưng theo chủ đầu tư thì Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai lại không tổ chức thực hiện. Mặt khác, cũng theo chủ đầu tư, từ ngày 18/06/2020 chủ đầu tư có trình nhiều nội dung nhưng Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai không xem xét, như việc điều chỉnh vị trí mỏ đất, kênh xả lũ, thẩm định dự toán bổ sung chi phí nền,…. Như vậy, trách nhiệm của Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai trong việc thẩm định dự án, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán như thế nào?
Từ tháng 7/2019, chủ đầu tư, các cá nhân tham gia hoạt động xây dựng công trình đã đảm bảo năng lực hoạt động theo công việc, loại, cấp công trình theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn. Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai là đơn vị thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và các giai đoạn của dự án nên để đảm bảo tính khách quan, Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh Gia Lai cho rằng cần phải thống nhất quan điểm trình UBND tỉnh Gia Lai để tỉnh có văn bản đề nghị Bộ NN&PTNT kiểm tra, thẩm định, xác định các chủ thể có sai sót để xử lý và có để xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho công trình, sớm thực hiện để đưa công trình vào sử dụng đảm bảo an toán, hiệu quả.
TÂN LẬP
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Dự án Vinhomes Đông Anh
- Dự án The Meadow Gamuda Land
- Dự án Sun Cosmo Residence Đà Nẵng
- Dự án Waterpoint Nam Long Group