02:15 ngày 05/07/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

VBA đề xuất không tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia lên 100%

22:48 02/07/2024

(THPL) - Góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, Hiệp hội Bia, rượu, nước giải khát (VBA) đề xuất lùi thời hạn và giảm mức thuế, tối đa chỉ 80% vào năm 2031, thay vì 100% như dự kiến của Bộ Tài chính.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến để tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn (bia, rượu) và nước ngọt. Theo đó, cơ quan này đề xuất tăng thuế này theo lộ trình với rượu trên 20 độ lên 100% vào 2030. Tương tự, rượu dưới 20 độ chịu thuế 50% sau đó tăng lên cao nhất 70%. Bia các loại cũng tăng dần từ 80% lên 100%.

Về dự thảo trên, VBA vừa có công văn góp ý đối với dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Tại công văn nêu rõ, Hiệp hội và các doanh nghiệp ngành đồ uống thấu hiểu và chia sẻ với các mục tiêu quản lý nhà nước cũng như sự ổn định, an toàn sức khỏe của người dân và cộng đồng.

Ngành đồ uống luôn tuân thủ tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối các quy định pháp luật có liên quan đặc biệt là các chính sách về thuế: Thuế tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng, thu nhâp doanh nghiệp… cùng với các trách nhiệm đối với xã hội.

Tuy nhiên, theo Hiệp hội, trong giai đoạn từ năm 2020 tới nay, ngành đồ uống đã liên tục phải chịu rất nhiều tác động lớn từ dịch bệnh, xung đột chính trị thế giới, các chính sách hạn chế đồ uống có cồn,... dẫn tới sự sụt giảm báo động và ghi nhận sự “tụt dốc” về nhiều chỉ tiêu sản lượng, doanh thu, lợi nhuận... của các doanh nghiệp.

VBA đề xuất không tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia lên 100%. Ảnh minh hoạ

Ngành đồ uống là mặt hàng chịu nhiều hạn chế ít nhất từ 4 Luật lớn: Luật phòng chống tác hại rượu bia, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thương mại, Luật quảng cáo, thương mại điện tử, bảo vệ môi trường.... Các chính sách hỗ trợ cắt giảm thuế VAT không được áp dụng đối với ngành đồ uống có cồn.

Cùng với đó, nhu cầu tiêu thụ giảm do thu nhập người dân bị ảnh hưởng sau đại dịch. Hệ thống nhà hàng, quán ăn đều ghi nhận lượng khách giảm mạnh dẫn tới phải đóng cửa hoặc cắt giảm nhân viên, giảm quy mô... Kéo theo ảnh hưởng tới cả chuỗi cung cấp, thậm chí tới cả ngành du lịch và ngành nông nghiệp.

Những quy định liên quan đến xử lý vi phạm nồng độ cồn đã khiến các doanh nghiệp ngành rượu, bia giảm sút sản lượng, doanh thu, ngân sách,.... VBA cho rằng, khi tăng thuế, giá sản phẩm tăng cao, người tiêu dùng sẽ có xu hướng chuyển sang các mặt hàng khác rẻ tiền hơn, tiêu dùng các sản phẩm trôi nổi, chất lượng kém, hàng lậu, hàng giả… Việc tăng thuế sẽ làm giảm tính cạnh tranh của các sản phẩm trong nước.

Đồng thời, kinh nghiệm quốc tế cho thấy tăng thuế cao sẽ tạo ra khoảng cách lớn về lợi ích giữa sản phẩm chính thống và bất hợp pháp cho hàng lậu sẽ tăng cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe người tiêu dùng, phát sinh chi phí cho các cơ quan quản lý thị trường, hải quan chống hàng lậu…

Theo khảo sát thực tế tại một số địa phương, tình hình các doanh nghiệp tư nhân sản xuất các sản phẩm bia nhái các thương hiệu lớn và bán trên thị trường với giá rất rẻ gần như bằng với giá thành sản xuất không có thuế. Ước sản lượng những sản phẩm bia nhái các thương hiệu hiện khoảng 200-300 triệu lít.

Trước những nhận định trên, VBA đưa ra 3 kiến nghị đối với việc sửa dổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:

Thứ nhất, thời điểm hiệu lực của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) từ năm 2027. 

Thứ hai, đối với sản phẩm rượu, bia, cần xem xét giảm mức tăng thuế và giãn lộ trình tăng một cách hợp lý để tránh gây “sốc”; ổn định thị trường, tạo điều kiện để doanh nghiệp thích nghi với việc tăng thuế trong trong thời gian tới.

VBA đề xuất lộ trình đối với bia: từ 1/1/2027 – 31/12/2028: 70%; từ 1/1/2029- 31/12/2030: 75% và từ 1/1/2031: 80%.

Đối với rượu từ 20 độ trở lên: từ 1/1/2027 – 31/12/2028: 70%; từ 1/1/2029- 31/12/2030: 75%; từ 1/1/2031: 80%.

Đối với rượu dưới 20 độ: từ 1/1/2027 – 31/12/2028: 40%; từ 1/1/2029- 31/12/2030: 45%; từ 1/1/2031: 50%.

Ngoài ý kiến đề xuất chung như trên, Heiniken Việt Nam đề xuất xem xét mức thuế khác nhau đối với bia dưới 5,5 độ; từ 5,5 độ tới 15 độ và trên 15 độ theo tinh thần Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia.

Thứ ba, xem xét bỏ điểm l khoản 1 Điều 2 của dự thảo Luật, theo đó không bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Minh Anh (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu