Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng mạnh
(THPL) - Dù được giãn, hoãn nợ, nợ xấu nội bảng của hệ thống ngân hàng tại thời điểm cuối tháng 6/2024 vẫn tăng gần 5% so với cuối năm ngoái, trở thành thách thức không chỉ của ngành Ngân hàng mà còn của toàn nền kinh tế.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, đến cuối tháng 5/2024, nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) là 833,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10,8% so với cuối năm 2023. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 4,94%, cao hơn mức 4,55% tại thời điểm cuối năm 2023. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu gồm cả nợ tiềm ẩn và cơ cấu lại duy trì ở mức 6,9%.
Trên cơ sở dữ liệu của NHNN, xét về số tuyệt đối, Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) ước tính nợ xấu nội bảng đã tăng thêm khoảng 75.900 tỷ đồng so với cuối năm 2023. Đáng chú ý, nợ cơ cấu lại thời hạn và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 06/2024 sửa đổi Thông tư 2/2023 tăng khá mạnh, tổng giá trị nợ gốc và lãi đã tăng thêm 25,5% so với cuối năm 2023 lên 230.400 tỷ đồng.
Đồng thời, số lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ cũng tăng mạnh, từ 188.000 lượt lên 282.000 lượt tính đến cuối tháng 6/2024.

Liên quan đến nợ xấu, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, nợ xấu đang có xu hướng tăng là một vấn đề cần lưu ý, mức độ tăng cũng khá cao. “Tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã lên gần 5%. Nếu bao gồm nợ tiềm ẩn có khả năng thành nợ xấu, nợ xấu bán cho VAMC... thì con số tỷ lệ nợ xấu khoảng 6,9%” – ông Tú cho biết.
Theo Phó Thống đốc NHNN: “Nợ xấu là vấn đề lớn cần quan tâm, bởi đây là hệ quả của cả quá trình. Nhìn chung đó là những khoản nợ sau 2 năm có dịch COVID-19 và năm 2023 là do yếu tố khách quan khó khăn của nền kinh tế chứ không phải sự yếu kém của ngành ngân hàng. NHNN sẽ có biện pháp xử lý tích cực hơn, đảm bảo chất lượng tín dụng và kiểm soát nợ xấu, trích lập để đảm bảo an toàn ngân hàng”.
Các ngân hàng khẳng định sẽ thực hiện tái cơ cấu các khoản nợ vay, tìm cách đồng hành cùng doanh nghiệp để xử lý các khoản nợ xấu khó đòi. Tuy nhiên, thực tế có tình trạng không hợp tác, chây ỳ, chống đối trong việc trả nợ và bàn giao tài sản đảm bảo, nợ xấu đang có chiều hướng gia tăng.
Trong bối cảnh đó, Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu đã hết hiệu lực thi hành nhưng một số quy định không được kế thừa trong Luật Các TCTD 2024, đặc biệt là vấn đề hỗ trợ từ các cơ quan công an, chính quyền địa phương trong việc thực thi quyền thu giữ tài sản đảm bảo của chủ nợ, càng khiến cho việc xử lý nợ xấu của các TCTD khó khăn hơn.
Đánh giá về Nghị quyết trên, ông Phạm Đức Ấn - Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank cho biết, Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu đã hết hiệu lực thi hành nhưng một số quy định không được kế thừa trong Luật Các Tổ chức tín dụng 2024, đặc biệt là vấn đề hỗ trợ từ các cơ quan công an, chính quyền địa phương trong việc thực thi quyền thu, giữ tài sản đảm bảo của chủ nợ. Trong khi đó, do tác động tiêu cực kéo dài của dịch COVID-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, thu nhập của người dân đều giảm sút, khả năng trả nợ suy giảm, thực tế có tình trạng không hợp tác, chây ỳ, chống đối trong việc trả nợ và bàn giao tài sản đảm bảo, nợ xấu đang có chiều hướng gia tăng.
Vì vậy, ông Phạm Đức Ấn đề nghị các Bộ ngành, Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền xem xét, hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong quá trình xử lý nợ xấu, thu giữ tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu; trong đó, công tác tố tụng giải quyết vụ án tại Tòa án các cấp và thi hành án cần được giải quyết rút gọn, đẩy nhanh tiến độ.
Còn theo Tiến sỹ Cấn Văn Lực - chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhận định, nợ xấu vẫn tăng dù trong tầm kiểm soát, song là thách thức lớn khi Luật Các Tổ chức tín dụng 2024 đã hạn chế quyền thu giữ tài sản bảo đảm nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Các chuyên gia cho rằng để giải quyết vấn đề nợ xấu cần phải quan tâm là phát triển thị trường mua bán nợ và vực dậy thị trường bất động sản, bởi đa số nguồn vốn đang nằm tại thị trường này và đa số nợ xấu của hệ thống ngân hàng cũng là bất động sản, 80%-90% tài sản thế chấp ngân hàng là bất động sản. Nếu muốn xử lý nợ xấu nhanh thì phải vực dậy thị trường bất động sản, còn nếu thị trường bất động sản vẫn "đóng băng" ngân hàng cũng không thể xử lý được nợ xấu.
Nhiều ý kiến kỳ vọng những điểm mới trong Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai và Luật Nhà ở có hiệu lực từ đầu tháng 8 tới sẽ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản đồng thời lãi suất cho vay tiêu dùng đã hạ nhiệt nhiều so với thời điểm trước đó cũng giúp tăng khả năng trả nợ của khách hàng.
Tú Anh (t/h)
Tin khác
Trung tâm Y tế huyện Tủa Chùa: Lấy người bệnh làm trung tâm phục vụ
Dự kiến tên gọi và trung tâm hành chính 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập
Gần 400 xe điện VinFast tạo biểu tượng "Vì Việt Nam Xanh", mở màn ấn tượng tại Ngày hội Xanh lớn nhất Việt Nam
26 địa phương tăng trưởng GRDP ở mức hai chữ số trong quý đầu năm
Thanh Hóa: Tai nạn giao thông liên hoàn trong đêm, nhiều người bị thương
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc
Giá vàng và ngoại tệ ngày 14/4: Vàng thế giới ít biến động, SJC lên mức 107 triệu đồng
(THPL) - Hôm nay 14/4, giá vàng thế giới ít biến động nhưng vẫn duy trì ở ngưỡng cao trong bối cảnh cuộc chiến thương mại toàn cầu gia tăng....14/04/2025 09:47:41Điện Biên: Hiệu quả từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
THPL - Những năm qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên đã góp phần rất lớn vào công cuộc bảo vệ và phát triển rừng. Đặc...14/04/2025 11:29:58Dự báo thời tiết ngày 14/4: Bắc Bộ rét về đêm và sáng sớm
(THPL) - Hôm nay 14/4, khu vực Bắc Bộ trời rét vào sáng và đêm với nền nhiệt ở vùng núi cao có nơi dưới 14 độ C. Trong khi đó, khu vực Tây Nguyên...14/04/2025 07:30:46Hai ngày đầu VSAPS 2025: Bùng nổ kiến thức chuyên môn, lan toả tinh hoa ngành tạo hình
THPL - Mới đây, Hội nghị Khoa học Quốc tế Thường niên lần thứ 9 của Hội Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Việt Nam (VSAPS) đã chính thức...14/04/2025 12:09:34
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
- Cách vay thẻ tín dụng nhanh chóng
- Xem Giá vàng hôm nay tại Cần Thơ mới nhất