Từ “thua lỗ” của Vinachem nhìn lại chiếc “bánh vẽ” của Bộ Công thương
(THPL) - Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã có các quyết định quy hoạch, phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2010, có tính đến năm 2020. Năm 2011, Thủ tướng cũng đã phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem). Với Quyết định số 550/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch 5 năm (2011-2015), một bức tranh lợi nhuận khổng lồ với những con số rất ấn tượng được vẽ ra trên nền Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Thế nhưng, thực tế đã và đang diễn ra tại Tập đoàn này đã nói lên tất cả!
Tin liên quan
Lạng Sơn: Thu giữ gần 370 kg thuốc bắc nhập lậu
Hà Tĩnh: Phát hiện hơn 2000 lọ nước hoa có dấu hiệu giả thương hiệu Chanel
Hải Dương: Triệt phá “Tổng kho Thanh Vân” kinh doanh hàng hóa nghi nhập lậu
Bắc Giang: Xử phạt nam thanh niên xúc phạm chính quyền 7,5 triệu đồng
Ninh Thuận: Bất chấp pháp luật, công ty điện gió Hanbaram ngang nhiên làm đường trên đất nông nghiệp
» Đề nghị kỷ luật 4 lãnh đạo cao nhất của Vinachem
» Ông Vũ Đình Duy bị khai trừ Đảng, niêm phong đồ đạc tại Vinachem
Từ kế hoạch trên giấy…
Trên cơ sở tờ trình của Bộ Công thương, ông Hoàng Trung Hải (khi ấy là Phó Thủ tướng) đã ký Quyết định số 550/QĐ-TTg. Theo đó, mục tiêu cụ thể được đặt ra là: Giá trị sản xuất công nghiệp (giá 1994) giai đoạn 2011 – 2015 phấn đấu tăng trưởng bình quân 14,5%; Doanh thu ước tăng bình quân 17-18%/năm; Lợi nhuận ước tăng bình quân 16-6,5%/năm; Nộp ngân sách ước tăng bình quân 13,7%/năm; Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 25,3%/năm; Và, kế hoạch phát triển tổng sản lượng phân bón trong kỳ ước đạt 30 triệu tấn, cơ bản đáp ứng đủ phân bón cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp và có một phần xuất khẩu.

Để có được những con số đó, Quyết định nêu trên cũng đã vạch rõ con đường phát triển với các dự án đang thực hiện, dự án đầu tư mới và các dự án chuẩn bị đầu tư. Tuy nhiên, trong số đó đang chú ý có dự án như: Dự án Nhà máy đạm than Ninh Bình (tại KCN Khánh Phú, Ninh Bình); Dự án khai thác, chế biến muối mỏ Lào (tại tỉnh Khăm Muộn, Lào); Dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn (tại Bà Rịa – Vũng Tàu); Dự án Sorbitol (tại cụm Công nghiệp Tân Hội, Tây Ninh); Dự án sản xuất nguyên liệu kháng sinh bán tổng hợp (tại Đồng Nai); dự án sản xuất phân bón Sunrphat Amon (tại Hải Phòng); dự án Lốp Radial (Miền Trung)…
Kế đến là 6 giải pháp thực hiện kế hoạch, gồm giải pháp về tài chính, sản xuất, maketing, nguồn nhân lực, công nghệ - kỹ thuật, quản lý điều hành.
…đến bết bát, thua lỗ
Kế hoạch là vậy, song kết quả thực hiện thực sự không như mong muốn. Như dự án khai thác, chế biến muối mỏ Lào (tại tỉnh Khăm Muộn, Lào), dự án ban đầu (năm 2012) có tổng mức đầu tư là 7.540 tỉ đồng (377 triệu USD), nhưng sau đó (năm 2013) Bộ Công Thương đã có Quyết định số 1284/QĐ-BCT nâng tổng mức đầu tư lên 522.466.000 USD (trong đó, vốn tự có của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là 104.493.200 USD; vốn vay ưu đãi Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 113.100.000 USD; vốn vay thương mại có bảo lãnh của Chính phủ là 261.233.000 USD; vốn vay thương mại không có bảo lãnh là 43.639.800 USD). Điểm đáng chú ý là Bộ Tài chính chưa đồng ý và báo cáo Thủ tướng để cấp bảo lãnh Chính phủ nhưng Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã thực hiện ký hợp đồng!?

Còn tại dự án Nhà máy đạm than Ninh Bình, Bộ Công thương đã có kết luận thanh tra, trong đó đã chỉ ra một số sai phạm, như: Tập đoàn Hóa chất Việt Nam phê duyệt điều chỉnh dự án trên cơ sở kết quả đánh giá hiệu quả tài chính thấp, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, công tác dự báo còn hạn chế; Bổ nhiệm Giám đốc Ban quản lý dự án chưa chưa tuân thủ quy định;
Ngoài ra, chủ đầu tư cấp than cho nhà thầu phục vụ chạy thử vượt so với Hợp đồng EPC; Nhà thầu EPC thi công chậm tiến độ so với Hợp đồng đã ký là 420 ngày nên phát sinh chi phí, riêng số tiền lãi vay đã trả trong thời gian Hợp đồng EPC bị kéo dài là 527 tỷ đồng; Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đạm Ninh Bình liên tục lỗ từ năm 2012 đến năm 2015.
Cũng theo Báo cáo nghiên cứu khả thi, từ năm thứ 4 trở đi nhà máy sẽ có lãi nhưng thực tế năm 2015 (năm thứ 4) Công ty lỗ 364 tỷ đồng. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, Dự án không có hiệu quả về kinh tế, dẫn đến tình trạng tạm dừng sản xuất, người lao động thực hiện nghỉ luân phiên, không đảm bảo hiệu quả về mặt xã hội.

Không khả quan hơn là bao tại dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP. Cụ thể, dự án hoàn thành chậm so với tiến độ được phê duyệt theo quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ hơn 60 tháng. Nhiều gói thầu xây dựng, chế tạo đều chậm tiến độ, việc chậm tiến độ dẫn đến khối lượng còn phải thanh toán sau thời gian được gia hạn do chênh lệch tỷ giá làm tăng chi phí;
Một số gói thầu chưa được các bên quản lý chất lượng đảm bảo theo quy định, một số công trình thiếu nhật ký giám sát hoặc sơ sài, không cụ thể, không đầy đủ nội dung theo quy định, một số nhà thầu thi công chưa bố trí nhân sự theo đúng hồ sơ dự thầu; Ngoài ra, việc nghiệm thu, thanh toán còn sai sót như sai khối lượng thép thi công, phát sinh không phù hợp với quy định của hợp đồng gốc, áp sai đơn giá thanh toán, bù giá nhân công vật liệu đối với các khối lượng không thuộc phạm vi điều chỉnh;
Không hạch toán vào chi phí vốn đầu tư số tiền 104 tỷ đồng, trong đó, chi phí thực tế hiện chạy thử dự án là 55 tỷ đồng và chi phí lãi vay dài hạn là 49 tỷ đồng; quyết toán gói thầu số 6A hạng mục đường ngoài hàng rào phía Tây nhà máy giá trị 3 tỷ đồng cũng chưa đầy đủ cơ sở pháp lý; Theo báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư và hợp đồng EPC thì nhà máy sản xuất phân bón DAP chất lượng 64% nhưng thực tế chỉ tiêu về hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm chỉ đạt 61% không đạt theo dự án được phê duyệt...
Chỉ rút kinh nghiệm?
Quyết định số 550/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch 5 năm (2011-2015) đã nêu rõ trách nhiệm là, Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, bảo đảm hoàn thành kế hoạch đã được duyệt. thực hiện chế độ báo cáo việc thực hiện kế hoạch và những vấn đề vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện theo quy định.
Ngoài ra, Bộ Công thương không chối bỏ trách nhiệm của mình bởi khoản 2, Quyết định 550/QĐ-TTg nêu trên đã chỉ rõ: Bộ Công thương chịu trách nhiệm chính trong việc thường xuyên giám sát, đánh giá toàn diện tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đảo bảo doanh nghiệp thực hiện hoàn thành kế hoạch đã được duyệt.
Ngoài ra, Bộ Công thương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính kịp thời xử lý những phát sinh cần giải quyết trong quá trình thực hiện kế hoạch; báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền.
Cụ thể hơn, trách nhiệm thuộc về những cá nhân nào qua các thời kỳ? Vai trò của các cá nhân ra sao? Thương hiệu và Pháp luật tiếp tục thông tin đến bạn đọc nội dung này!
HUÊ MINH
Tin khác
Giám đốc BV Bạch Mai: 28 bác sĩ chuyển đi là hoàn toàn bình thường
Bộ Công an triệt phá đường dây lô đề 700 tỷ đồng
Lạng Sơn: Thu giữ gần 370 kg thuốc bắc nhập lậu
Vụ việc giám đốc Công ty Xăng dầu Long An bị bắt: “Con sâu làm rầu nồi canh”
Trường ĐH Điện lực lý giải sự việc sau kết luận của Bộ Công Thương
TP.HCM đề xuất chi hơn 27.000 tỷ đồng cho 6 dự án kết nối các cảng biển
PGS.TS Trần Đình Thiên: Phú Quốc đang là nơi tốt nhất để đầu tư
(THPL) - Nhà đầu tư cần tiếp cận Phú Quốc với góc nhìn mới. Đừng đến để trục lợi rồi đi, mà cần xác định đầu tư cũng là sứ mệnh...15/04/2021 15:51:20Apple sẽ tổ chức sự kiện Spring Loaded vào ngày 20/4 tới
(THPL) – Mới đây, Apple đã gửi thư mời đến giới truyền thông và công nghệ để thông báo về sự kiện đặc biệt, với tên gọi "Spring...15/04/2021 15:33:50ĐHCĐ SCG: Đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 178% và đẩy mạnh đầu tư BĐS công nghiệp
(THPL) - ĐHCĐ SCG đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 178%, đẩy mạnh đầu tư BĐS công nghiệp và tăng cường hợp tác BCC.15/04/2021 15:49:52Bắt giám đốc Petrolimex Long An trong đường dây xăng giả
(THPL) - Ngày 15/4, tiếp tục mở rộng chuyên án điều tra đường dây sản xuất mua bán xăng giả, Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết...15/04/2021 15:38:01
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
PGS.TS Trần Đình Thiên: Phú Quốc đang là nơi tốt nhất để đầu tư
(THPL) - Nhà đầu tư cần tiếp cận Phú Quốc với góc nhìn mới. Đừng đến để trục lợi rồi đi, mà cần xác định đầu tư cũng là sứ mệnh chung tay đưa đại diện ưu tú nhất của Việt Nam sánh ngang các nước có nền du lịch phát triển. - ĐHCĐ SCG: Đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 178% và đẩy mạnh đầu tư...
- Đừng bỏ qua sữa tươi Green Farm từ trang trại sinh thái – team #gogreen
- Mãn nhãn với những cảnh sắc đồng quê Việt đẹp như tranh vẽ
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
CEO Group củng cố nền tảng cho sự phát triển dài hạn
(THPL) - Từ đầu năm 2020, tình hình kinh doanh của Tập đoàn CEO gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19, tuy nhiên doanh nghiệp này đã kịp đưa ra những phương án linh hoạt để thích ứng với tình hình mới. - LienVietPostBank: Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng
- Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Vượt qua Covid-19, lợi nhuận sau thuế Công ty mẹ...
- Làng nghề truyền thống Lưu Thượng: Ngôi làng đan cỏ tế thành tiền
- Mẹo hữu ích tại m2ts-converter.net
- Bán HC Golden City Giá 2,4 tỷ