23:07 ngày 04/05/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Trước ngày 24/5, Bộ GTVT phải hoàn thành đặt hàng bảo trì hạ tầng đường sắt

10:27 20/05/2021

(THPL) - Theo như văn bản chỉ đạo, Bộ GTVT chịu trách nhiệm đặt hàng toàn bộ việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng (KCHT) đường sắt quốc gia năm 2021 với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trước ngày 24/5.

Văn phòng Chính phủ vừa phát đi văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT chịu trách nhiệm đặt hàng toàn bộ quản lý, bảo trì đường sắt năm 2021 với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp).

Báo Hà Nội mới đưa tin, cụ thể văn bản nêu rõ, xét đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; ý kiến của lãnh đạo các Bộ: Giao thông Vận tải, Tài chính, Tư pháp, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; căn cứ ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp ngày 17/5/2021 về quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:

Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm đặt hàng toàn bộ đối với việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2021 với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trước ngày 24/5/2021.

Bộ GTVT phải hoàn thành đặt hàng bảo trì hạ tầng đường sắt trước ngày 24/5 (ảnh minh họa)

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức thực hiện, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải về việc tổ chức thực hiện quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, đảm bảo hoạt động giao thông vận tải đường sắt thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác, theo đúng quy định pháp luật.

Liên quan đến vấn đề trên, báo Chính phủ đưa tin, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty đường sắt Việt Nam cho biết: "Chúng tôi mong muốn chỉ đạo nêu trên được triển khai nhanh nhất để Tổng Công ty Đường sắt có kinh phí thực hiện quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt, đảm bảo an toàn giao thông đường sắt và trả lương cho hơn 11.000 người lao động đang phải đợi lương từ đầu năm đến nay”. 

Trước đó, liên quan đến thực hiện vốn bảo trì đường sắt năm 2021, từ đầu năm đến nay do vướng mắc các quy định pháp luật và còn cách hiểu khác nhau về các quy định pháp luật này nên Cục Đường sắt Việt Nam - cơ quan được Bộ GTVT giao vốn chưa thể tiến hành ký hợp đồng đặt hàng với 20 doanh nghiệp bảo trì đường sắt, ảnh hưởng doanh nghiệp (Tổng Công ty đường sắt Việt Nam) không được ứng vốn, gặp nhiều khó khăn về tài chính, nợ lương người lao động.

Tuấn Minh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu