Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD
(THPL) - Ngày 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Tin liên quan
- Dự báo thời tiết ngày 13/11: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, ngày nắng
Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm đạt trên 7%
Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm buôn bán, vận chuyển thuốc lá điện tử
Dự báo thời tiết ngày 12/11: Bão số 8 vào Biển Đông, miền Trung và Tây Nguyên mưa lớn
» Bộ Xây dựng ủng hộ xây mới đường sắt cao tốc Bắc - Nam, tốc độ 350km/h
» Cao tốc Bắc - Nam đã được giải ngân 44.500 tỷ đồng sau 10 tháng
» Bộ GTVT sẽ rà soát, kiểm tra các trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam
Về mục tiêu đầu tư dự án, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết xây dựng tuyến đường sắt tốc độc cao nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Tuyến đường sắt này bắt đầu tại TP Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố; chiều dài tuyến khoảng 1.541 km. Xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350 km/giờ, tải trọng 22,5 tấn/trục; vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.
Về công nghệ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho hay, đường sắt chạy trên ray, sử dụng công nghệ đoàn tàu động lực phân tán cho tàu khách, động lực tập trung cho tàu hàng. Áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật bảo đảm tốc độ thiết kế 350 km/giờ.
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng. Ảnh: Như Ý |
Bộ trưởng GTVT cũng nhấn mạnh hướng tuyến dự án được nghiên cứu, lựa chọn “ngắn nhất có thể”, bảo đảm phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng và các quy hoạch của địa phương. Đồng thời, hạn chế đi qua các khu vực nhạy cảm về môi trường, các khu di tích, danh lam thắng cảnh, đất quốc phòng; giảm khối lượng giải phóng mặt bằng, tránh các khu vực đông dân cư; bảo đảm liên kết các hành lang Đông - Tây và các tuyến đường sắt liên vận quốc tế. Sơ bộ tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 10.827 ha, số dân tái định cư khoảng 120.836 người.
Cũng theo tờ trình, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 1.713.548 tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD). Dự kiến nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn để đầu tư hoàn thành dự án vào năm 2035, bố trí vốn trong khoảng 12 năm (từ năm 2025 - 2037), bình quân mỗi năm khoảng 5,6 tỷ USD, tương đương khoảng 1,3% GDP năm 2023, khoảng 1 % GDP năm 2027 (thời điểm khởi công dự án). "Quá trình triển khai sẽ huy động đa dạng các nguồn vốn hợp pháp để đầu tư"- Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho hay.
Sơ bộ đánh giá tác động đến các chỉ tiêu an toàn nợ công khi triển khai đầu tư dự án cho thấy đến năm 2030, cả 3 tiêu chí (nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia) thấp hơn mức cho phép; 2 tiêu chí (nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia và bội chi ngân sách) tăng cao hơn. Sau năm 2030, tiêu chí nợ công thấp hơn mức cho phép; các tiêu chí khác tăng nhưng không nhiều so với kịch bản không đầu tư đường sắt tốc độ cao.
Về tiến độ, Chính phủ đề xuất hoàn thành công tác lập và phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, thiết kế vào năm 2025 - 2026; khởi công dự án năm 2027; phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2035.
Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban thống nhất sự cần thiết đầu tư dự án với những cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và những lý do đã được nêu tại tờ trình của Chính phủ.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra. Ảnh: Quochoi.vn Về hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính của dự án, Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ các cơ sở tính toán về dự báo nhu cầu vận tải của dự án, khi thực tế thời gian qua việc dự báo nhu cầu vận tải của nhiều dự án giao thông BOT có sự chênh lệch lớn so với thực tế, dẫn đến thiếu hiệu quả về phương án tài chính phải điều chỉnh hợp đồng dự án.
Về nguồn vốn cho dự án, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu, xem xét thận trọng, về hạn mức 20% tổng số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước; về khả năng đáp ứng của nguồn lực ngân sách nhà nước; về an toàn nợ công...
Ủy ban Kinh tế cũng nhất trí với việc cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt triển khai đầu tư dự án, song đề nghị Chính phủ bổ sung đánh giá tác động đầy đủ, kỹ lưỡng hơn, để có giải pháp phù hợp.
Toàn cảnh phiên họp sáng 13/11. Ảnh: Quochoi.vn
Trước đó, chiều 12/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết 94/2015 của Quốc hội. Thay mặt Chính phủ trình bày tờ trình, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, Chính phủ đề nghị Quốc hội điều chỉnh 3 nội dung.
Một là đưa đường cất hạ cánh số 3 từ giai đoạn 3 lên giai đoạn 1 (xây dựng song song 2 đường cất hạ cánh).
Hai là điều chỉnh lùi thời gian hoàn thành sân bay Long Thành đến cuối năm 2026 (thay vì mốc quý 3/2026 so với điều chỉnh trước đó). Mốc thời gian này chậm 1 năm so với Nghị quyết số 94/2015 của Quốc hội.
Ba là đề xuất cho phép Chính phủ tổ chức phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh giai đoạn 1 của dự án theo thẩm quyền mà không phải báo cáo Quốc hội thông qua.
Như vậy, so với hiện tại, Chính phủ đề nghị "nới" tiến độ hoàn thành dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành sang cuối năm 2026 thay vì cuối năm 2025. Đồng thời, dự án giai đoạn 1 cũng bổ sung thêm 1 đường cất hạ cánh.
Theo lý giải của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, quá trình triển khai Giai đoạn 1 của dự án này, Chính phủ nhận thấy việc xây dựng “Đường cất hạ cánh số 3” cách “Đường cất hạ cánh số 1” đang đầu tư 400 m về phía Bắc ngay trong Giai đoạn 1 sẽ mang lại nhiều lợi ích và cũng có nhiều thuận lợi.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết, tiến độ chuẩn bị và thực hiện đầu tư “Đường cất hạ cánh số 3” khoảng 24 tháng, sau khi được Quốc hội thông qua thì sẽ hoàn thành vào cuối năm 2026.
Nói thêm về đề xuất lùi thời gian hoàn thành dự án sang năm 2026, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết, quá trình triển khai Giai đoạn 1 gặp một số khó khăn khách quan, chủ quan nên không thể hoàn thành vào năm 2025. Cụ thể, thời gian thi tuyển kiến trúc kéo dài; Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến tiến độ thiết kế kỹ thuật; Sau 02 lần mời thầu mới lựa chọn được nhà thầu xây dựng Nhà ga hành khách; Một số công trình dịch vụ hàng không thuộc Dự án thành phần 4 chậm triển khai…
Minh Anh (t/h)
Tin khác
-
Hà Nội: Sắp diễn ra Triển lãm sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất 2024
-
Nhà phố Sun Group tại Hà Nam tạo sóng nhờ mức giá và chính sách bán hàng hấp dẫn
-
Vinamilk lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
-
Giá vàng và ngoại tệ ngày 13/11: Vàng chịu áp lực giảm, USD tăng tiếp
-
Bệnh Viện RHM Sài Gòn hợp tác AUSTDEC nâng tầm phục hình răng sứ kỹ thuật số trong xuất khẩu
-
Dự báo thời tiết ngày 13/11: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, ngày nắng
Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025
(THPL) - Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua đặt mục tiêu xác định 2025 là năm “tăng tốc, bứt phá, về đích”; phấn đấu đạt...13/11/2024 07:08:53Từ ngày 25/12, muốn livestream trên mạng phải xác thực số điện thoại
(THPL) – Từ ngày 25/12/2024 chỉ những tài khoản đã xác thực mới được đăng tải thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thông...12/11/2024 21:00:39Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm đạt trên 7%
(THPL) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, từ nay đến cuối năm, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành...12/11/2024 19:59:33WinMart đón 10 tuổi, giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%
(THPL) - Với xu hướng tiêu dùng gia tăng từ nay cho tới Tết Nguyên Đán, dự kiến tăng khoảng hơn 20% so với các tháng thường, hệ thống siêu...12/11/2024 20:18:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
(THPL) - Ngày 04/11, tại TP. Thanh Hóa, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) tổ chức Lễ khai trương hoạt động Chi nhánh BIC Thanh Hóa. Đây là đơn vị thành viên thứ 36 của BIC, chính thức hoạt động từ ngày 01/11/2024. - Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
- Cận cảnh Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia sẽ hoàn thành vào tháng...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Tập đoàn BRG tiếp tục được vinh danh “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam”
(THPL) - Trong khuôn khổ Lễ công bố Thương hiệu Quốc gia 2024, Tập đoàn BRG đã có lần thứ ba liên tiếp vinh dự nhận danh hiệu “Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam” cho hai thương hiệu Đầu tư & Quản lý sân gôn (BRG Golf) và Đầu tư & Quản lý khách sạn (BRG Hotels), ghi nhận nỗ lực không ngừng của một tập đoàn kinh tế, dịch vụ tư nhân đa ngành hàng đầu Việt Nam trong việc mang tới những sản phẩm và dịch vụ chuẩn quốc tế tới các khách hàng tại Việt Nam, trên hành trình hơn 30 năm hình thành, phát triển và hội nhập. - Gốm Chu Đậu được vinh danh Thương hiệu quốc gia năm 2024
- Eurowindow 7 lần liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia
- PNJ 9 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia