Triển vọng đẩy mạnh xuất nhập khẩu của Việt Nam trong ASEAN
(THPL) - Sau 25 năm gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ trong hội nhập quốc tế và tự do hóa thương mại. Quan hệ hợp tác khu vực giữa Việt Nam với ASEAN cũng phát triển liên tục, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn an ninh, kinh tế, chính trị thế giới.
Tin liên quan
Tuyến metro số 5 được đề xuất đầu tư hình thức PPP trong giai đoạn 2
Hà Nội: Thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó biến đổi khí hậu
Thanh Hóa: 29 mô hình khuyến nông thành công vượt mức yêu cầu
Cảng Cẩm Phả: Bốc rót những tấn than đầu tiên năm Tân Sửu 2021
Các tổ chức quốc tế dự báo kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng gần 6% trong năm 2021
» Hiệp định RCEP tác động thế nào đến kinh tế ASEAN?
» Thủ tướng khởi động mạng lưới LOGISTICS thông minh ASEAN
» Việt Nam xếp thứ 2 trong ASEAN về Chỉ số cam kết giảm bất bình đẳng
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN năm 2019 đạt 57 tỷ USD, tăng gấp 10 lần sau 25 năm. Việt Nam đứng thứ 3 về xuất nhập khẩu trong ASEAN (sau Singapore và Thái Lan), ASEAN cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam ( sau Liên minh châu Âu Hoa Kỳ và Trung Quốc).

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, việc gia nhập ASEAN đã giúp nâng tầm vị thế, đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Để tiếp tục đà phát triển tích cực đó trong bối cảnh nhiều biến động tiêu cực về kinh tế, chính trị, dịch bệnh toàn cầu trong thời gian gần đây, Việt Nam cần có những định hướng, chính sách thích nghi kịp thời hướng tới hợp tác bền vững trong khu vực cũng như toàn cầu.
Trên thực tế, Việt Nam chưa từng đạt thặng dư thương mại với các nước trong khối ASEAN. Tuy nhiên, sự thâm hụt này là hợp lý bởi Việt Nam luôn có nhu cầu rất lớn về nguyên liệu sản xuất, trong khi thị trường ASEAN rất gần Việt Nam nên chi phí vận tải thấp, đồng thời giá nguyên vật liệu xuất xứ từ ASEAN cũng khá thấp, thuế nhập khẩu mặt hàng này hầu hết cũng chỉ là 0% do ưu đãi đặc biệt trong quan hệ của các nước ASEAN. Khảo sát trong những năm gần đây cho thấy, tăng trưởng xuất khẩu bình quân của Việt Nam sang thị trường ASEAN thường cao hơn mức tăng trưởng nhập khẩu sau mỗi năm, thâm hụt thương mại cũng đang dần được thu hẹp.
Trước năm 2010, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường ASEAN là các mặt hàng truyền thống như dầu thô và gạo. Đến nay, mặt hàng xuất khẩu sang ASEAN rất phong phú. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang ASEAN là điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng. Một số mặt hàng công nghệ cao như thiết bị ảnh, thép mạ và tàu đã xuất hiện trong hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cho thấy sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu hàng xuất. Ngoài ra, một số sản phẩm xuất khẩu là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam như hàng dệt may, giày dép, thủy sản, cà phê, cao su cũng đã được đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường ASEAN.
Nhìn lại lịch sử, khi mới gia nhập ASEAN trình độ phát triển kỹ thuật, kinh tế và xã hội của Việt Nam còn khoảng cách lớn với nhiều nước, là một quốc gia kém phát triển, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và bao vây cấm vận. Tuy nhiên, ngay sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã từng bước khẳng định vai trò, vị thế của mình trong các cơ chế hợp tác toàn cầu, đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế. Để tiếp tục đà phát triển và hợp tác khu vực bền vững trong thời gian tiếp theo, Việt Nam cần có những định hướng, chính sách phù hợp.
Doanh nghiệp và người dân cần được cung cấp thêm những thông tin, hiểu biết về Cộng đồng kinh tế ASEAN, bao gồm các chương trình truyền thông phổ cập. Thiết kế giải pháp sản xuất nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, hỗ trợ xúc tiến thương mại, nghiên cứu và dự báo thị trường, đổi mới công nghệ, bảo vệ thương hiệu, đào tạo nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường vai trò hỗ trợ và liên kết của các hiệp hội ngành hàng. Cùng với đó doanh nghiệp và người dân cũng cần có sự chủ động phối hợp với Chính phủ, tận dụng sự hỗ trợ để phát triển với định hướng nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh lành mạnh của Việt Nam trong hội nhập kinh tế toàn cầu cũng như trong khối ASEAN.
Quốc Cường
Tin khác
Đà Nẵng sẽ xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên các trường hợp có nguy cơ
Việt Nam sắp tiêm thử nghiệm loại vắc xin COVID-19 thứ 2
Vẫn chậm bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam
Giá gas tăng mạnh từ hôm nay (1/3)
Thực hư kịch bản “cơn sốt đất” diễn ra ở Bình Phước
Sáng 1/3, Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới
Giá cà phê và hồ tiêu hôm nay 1/3 đi ngang
(THPL) - Theo ghi nhận, giá cà phê hôm nay 1/3 đi ngang, thu mua trong khoảng 32.400 - 33.000 đồng/kg. Tương tự, hồ tiêu ổn định giá, dao động từ...01/03/2021 08:47:39Giá vàng và ngoại tệ ngày 1/3: Vàng trong nước vẫn treo cao, USD tăng giá
(THPL) - Bất chấp giá vàng thế giới giảm mạnh, giá vàng trong nước vẫn ở ngưỡng cao, biên độ chênh lệch đã lên tới hơn 7 triệu...01/03/2021 08:09:45Dự báo thời tiết ngày 1/3: Bắc Bộ mưa rét ngày đầu tuần
(THPL) - Hôm nay ngày 1/3, các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa, mưa rào, trời chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất có nơi dưới 14 độ...01/03/2021 08:05:22Đồng Tháp cho học sinh 3 huyện biên giới nghỉ học sau khi phát hiện ca nhiễm Covid-19
(THPL) - Ngày 28/2, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp cho tất cả học sinh, sinh viên trên địa bàn 3 huyện biên giới nghỉ học từ 1-6/3 sau khi phát hiện ca...01/03/2021 08:46:14
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
DOJI sẵn sàng cho “Ngày hội Vàng – Gold Festval 2021”
(THPL) - Dịp Thần Tài năm 2021 rơi đúng vào thời điểm dịch Covid có những diễn biến phức tạp. DOJI đã chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp phòng dịch an toàn để người dân trải nghiệm mua sắm an toàn, hoàn thành ước nguyện cầu may trong “Ngày hội Vàng” tại Hệ thống gần 200 trung tâm, điểm bán của DOJI và Thế Giới Kim Cương trên toàn quốc vào ngày 20-21/2 tức Mùng 9, Mùng 10 Tháng Giêng Âm lịch. - Tết này giới trẻ nghĩ khác: ‘Lì xì online còn được thì tại sao hái lộc...
- VPBank triển khai chiến dịch đặc biệt “Tết cách ly – Không cách lòng”
- Tại sao BĐS đô thị Phú Quốc sẽ là tâm điểm đầu tư năm 2021?
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Nghệ nhân Hoàng Ngọc Minh: Xây dựng thương hiệu nơi ‘đầy nắng gió và bụi đỏ’
(THPL) – Với gần 30 năm xây dựng và phát triển, Thương hiệu Vàng Vĩnh Thạnh 2 đã khẳng định vị trí của mình tại tỉnh Gia Lai cũng như một số tỉnh, thành phố khác trong khu vực. - Bamboo Airways lãi trước thuế 400 tỷ đồng, thuộc số ít hãng bay trên thế...
- LienVietPostBank và Thaiholdings trao tặng 21 tỷ đồng cho Quỹ mua vaccine ngừa...
- Masan Group hoàn thành mục tiêu tài chính năm 2020