19:02 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

TP.HCM: Xây dựng khẩn 8 giải pháp ứng phó siêu biến chủng Omicron

21:12 14/12/2021

(THPL) - 8 giải pháp trọng tâm trong kế hoạch Xây dựng thế trận y tế ứng phó với biến chủng Omicron vừa được UBND TP. HCM ban hành hôm nay (14/12)

Ngày 14/12, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức ký ban hành kế hoạch Xây dựng thế trận y tế ứng phó với biến chủng Omicron SARS-CoV-2 tại thành phố với 8 giải pháp trọng tâm.

Theo UBND TP, hiện số ca nhiễm Omicron đang gia tăng trên khắp Nam Phi và đã xuất hiện ở 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, một số nước châu Á - Thái Bình Dương như Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Ấn Độ... đã xuất hiện biến chủng này.

WHO xác định đây là biến thể đáng lo ngại vì một số báo cáo ở Nam Phi cho thấy tốc độ lây lan nhanh chóng.

Mặc dù còn cần xem xét và đánh giá liên tục xem biến thể mới có vượt qua Delta để trở thành biến thể chiếm ưu thế trong thời gian tới, tuy nhiên có nhiều khả năng biến chủng Omicrom sẽ lây lan toàn cầu.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP chủ động xây dựng thế trận ứng phó với biến chủng mới.

Xét nghiệm tầm soát tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Đậu Tiến Đạt

Theo đó, TP.HCM đưa ra 8 giải pháp cụ thể:
1. Tăng cường giám sát, kiểm dịch quốc tế tại các cửa khẩu hàng không, hàng hải. Hành khách chuyến bay quốc tế phải có xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh, tổ chức cách ly kiểm dịch, xét nghiệm.
Đối với những chuyến bay, chuyến tàu xuất phát hoặc có hành khách đến từ các quốc gia xuất hiện biến chủng mới thì bắt buộc cách ly tập trung. Đồng thời, ngăn chặn và xử lý nghiêm trường hợp nhập cảnh bất hợp pháp.
2. Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 tại địa bàn dân cư, cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp. Theo đó, TP tổ chức tầm soát, sàng lọc tại các cơ sở y tế, trong cộng đồng, doanh nghiệp nhằm phát hiện sớm bất thường.
3. Tổ chức giám sát bằng xét nghiệm nhằm sớm phát hiện ca nhiễm biến thể Omicron. TP.HCM xét nghiệm giải trình tự gene tất cả trường hợp dương tính như người nhập cảnh trong vòng 28 ngày và người tái mắc COVID-19.
Trường hợp thuộc 2 nhóm nêu trên dương tính sẽ được chuyển tới Bệnh viện dã chiến số 12 để cách ly, điều trị và thực hiện giải trình tự gene.
4. Tăng cường cập nhật thông tin trên thế giới về biến thể Omicron để đánh giá đúng mức sự nguy hiểm; chuẩn bị biện pháp phòng ngừa, can thiệp và tổ chức truyền thông phù hợp, hiệu quả.
5. Triển khai đầy đủ, kịp thời việc tiêm COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại.
6. Kiện toàn và triển khai đồng bộ hệ thống kiểm dịch từ cấp thành phố đến huyện, xã; ứng phó linh hoạt tùy thuộc cấp độ nguy hiểm của dịch do biến thể Omicron gây ra.
Khi phát hiện các trường hợp nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên, tập trung điều tra truy vết tìm nguồn lây và người tiếp xúc gần để dập dịch. Tùy theo mức độ nguy hiểm sẽ kịp thời triển khai các biện pháp kiểm soát tương ứng.
7. Tiếp tục triển khai đầy đủ, hiệu quả các trạm y tế lưu động; tổ chức chăm sóc F0 tại cộng đồng.
8. Xây dựng kế hoạch triển khai bệnh viện dã chiến hoặc cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 cấp huyện, sẵn sàng kích hoạt và đưa vào hoạt động ngay khi có yêu cầu.
TP duy trì các bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19. Ngoài ra, mỗi địa bàn cấp huyện sẽ phát triển thêm các bệnh viện dã chiến 2 tầng hoặc cơ sở thu dung, điều trị.

 Biến chủng Omicron được phát hiện đầu tiên tại Botswana vào ngày 11/11 và được Nam Phi báo cáo với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 24/11, hiện đã xuất hiện ở trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dù WHO xếp Omicron vào danh sách biến chủng đáng lo ngại, đến nay chưa có dữ liệu chính xác về mức độ lây lan hay độc lực của nó.

Ngày 13/12, Đài Sky News dẫn lời Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết nước này đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên mắc biến thể Omicron. Biến thể này đang lây lan nhanh ở Anh, chiếm 40% ca mắc mới tại London.

Thảo Nguyên (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu