Thành phố nằm bên bờ sông Mã sẽ có “vành đai mở kết hợp mạng lưới mềm”
(THPL) – Với tầm nhìn chiến lược cho TP nằm bên bờ sông Mã đến năm 2040, toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính thành phố Thanh Hoá và huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá với tổng diện tích khoảng 22.821 ha, là địa phương dẫn đầu cả tỉnh trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mô hình "vành đai mở kết hợp mạng lưới mềm".
Tin liên quan
- Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
Dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ vận hành thương mại từ 22/12
TP. Thanh Hóa với phong trào toàn dân không ma túy
Thanh Hóa: Phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị Hói Đào, huyện Nga Sơn
» Thanh Hóa: Tổ chức tuyên dương các học sinh và giáo viên đạt thành tích cao trong kỳ thi THPT quốc gia
» Triển khai hoạt động phố đi bộ ở Thanh Hóa
» Thanh Hóa: Đón nhận danh hiệu di sản phi vật thể Quốc gia - lễ hội đền Bà Triệu
Quy hoạch đặt ra mục tiêu nhằm xây dựng và phát triển thành phố bên bờ sông Mã trở thành địa phương dẫn đầu cả tỉnh trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; một trong những trung tâm lớn về thương mại, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, văn hoá, khoa học, giáo dục - đào tạo, y tế, thể thao của vùng Nam đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ; có kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng cao; chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được đảm bảo, hướng tới thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, là một động lực quan trọng góp phần đưa tỉnh Thanh Hoá trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.
Về tính chất, chức năng, đây là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thanh Hóa, đô thị tỉnh lỵ với vai trò là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học - kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa; Là một trong những trung tâm kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung bộ và vùng phía Nam Bắc bộ; là đầu mối giao lưu của tỉnh Thanh Hóa với cả nước và quốc tế; có vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh; Đô thị phát triển xanh, thông minh, hiện đại trên cơ sở khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển mạnh dịch vụ và công nghiệp, nhất là dịch vụ chất lượng cao; phát triển du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, phát huy bản sắc văn hóa Xứ Thanh.
Về quy mô đất xây dựng đô thị: Đất xây dựng đô thị hiện trạng khoảng 7.634ha, chiếm khoảng 34% tổng diện tích tự nhiên toàn đô thị. Đến năm 2030, đất xây dựng đô thị khoảng 11.181ha, chiếm khoảng 49% tổng diện tích tự nhiên toàn đô thị. Đến năm 2040, đất xây dựng đô thị khoảng 14.019ha, chiếm khoảng 61% tổng diện tích tự nhiên toàn đô thị.
Về quy hoạch sử dụng đất: Tổng diện tích tự nhiên khoảng 22.821ha. Dự kiến sử dụng đất của đô thị theo yêu cầu phát triển đến năm 2040 của TP Thanh Hóa có: Đất xây dựng đô thị tăng khoảng 6.386ha (bình quân 114m2/người), đến năm 2040 đạt khoảng 14.019ha, chiếm 61% diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Đất dân dụng tăng thêm khoảng 3.387ha (bình quân 60m2/người), đến năm 2040 đạt khoảng 7.983ha. Đất ngoài dân dụng khoảng 6.036ha, gồm: đất ở nông thôn: khoảng 1.155ha; đất sử dụng hỗn hợp khoảng 854ha; đất công nghiệp và kho tàng khoảng 942ha; đất trung tâm nghiên cứu và đào tạo khoảng 366ha; đất cơ quan, trụ sở khoảng 152ha; đất y tế khoảng 189ha; đất trung tâm thể dục thể thao khoảng 159ha; đất an ninh, quốc phòng khoảng 156ha; đất di tích, tôn giáo khoảng 106ha; đất nghĩa trang khoảng 139ha; đất giao thông đối ngoại khoảng 553ha. Đất khác khoảng 8.802ha, gồm: đất nông nghiệp khoảng 4.612ha; đất lâm nghiệp khoảng 422ha; đất mặt nước khoảng 2.038ha, đất dự trữ phát triển khoảng 953ha và các loại đất khác.
Về định hướng phát triển không gian: Phát triển không gian đô thị tập trung, lan tỏa kết nối với ý tưởng chủ đạo là: tựa núi (Ngàn Nưa) - bên sông (sông Mã) - hướng biển (vịnh Bắc Bộ), lấy dãy Ngàn Nưa làm chỗ dựa, phát triển đô thị hai bên bờ sông Mã, kết nối mạnh về phía Đông, hướng ra biển.
Phát triển đô thị Thanh Hóa theo mô hình “tập trung, đa tâm” điều chỉnh mô hình “vành đai - xuyên tâm" thành mô hình “vành đai mở kết hợp mạng lưới mềm”. Lấy trục Đại lộ Lê Lợi kéo dài làm trục trung tâm, lấy sông Mã làm trục cảnh quan của đô thị; tăng cường các dải đô thị song song với trục cảnh quan sông Mã; hình thành vành đai số 3 kết nối các dải đô thị. Lấy trung tâm đô thị hiện hữu làm hạt nhân, hình thành khung cấu trúc đô thị “03 trục phát triển - 06 trung tâm - 01 hành lang sinh thái tự nhiên ” như.
Các trục phát triển chính gồm 03 trục như sau: Trục truyền thống: Theo hướng Bắc - Nam dọc Quốc lộ 1A cũ, nối các khu vực phát triển truyền thống của đô thị gồm khu vực Hàm Rồng; khu vực Hạc Thành và khu vực cầu Quán Nam. Trục phát triển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam: theo các trục đường QL45, QL47, Đại lộ Đông - Tây, Đại lộ Nam sông Mã, nối các khu vực phát triển đô thị hiện đại từ Nút giao đường bộ cao tốc Đông Xuân, qua Trung tâm hiện hữu của thành phố, kết nối với thành phố du lịch biển Sầm Sơn. Trục phát triển mới theo hướng Tây Nam - Đông Bắc: từ đường Trung tâm thành phố đi Cảng hàng không Thọ Xuân qua Đại lộ Lê Lợi, Đại lộ Nguyễn Hoàng đi biển Hải Tiến, kết nối các khu vực có vai trò động lực phát triển mới.
Với lợi thế TP Thanh Hóa đã có 6 trung tâm tích hợp gồm: Trung tâm hiện hữu: chức năng trọng tâm là trung tâm hành chính, chính trị của thành phố và của cả tỉnh Thanh Hóa. Trung tâm Hàm Rồng - Núi Đọ: chức năng trọng tâm là trung tâm du lịch, văn hóa lịch sử và cảnh quan sinh thái. Trung tâm Đông Nam: chức năng trọng tâm là trung tâm thể dục thể thao cấp tỉnh, trung tâm dịch vụ khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực và trung tâm đô thị mới theo hướng liên kết thành phố Thanh Hóa - thành phố Sầm Sơn. Trung tâm Đông Bắc: chức năng trọng tâm là dịch vụ thương mại khu vực Bắc sông Mã và trung tâm đô thị mới; liên kết thành phố Thanh Hóa với vùng đô thị hóa huyện Hoằng Hóa và vùng phía Bắc tỉnh Thanh Hóa. Trung tâm phía Tây: chức năng trọng tâm là công nghiệp, dịch vụ vận tải, logistics, dịch vụ đầu mối nông lâm sản; liên kết thành phố Thanh Hóa với các huyện Triệu Sơn, Thiệu Hóa và vùng phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Trung tâm phía Tây Nam: chức năng trọng tâm là nông nghiệp đô thị và trung tâm dịch vụ y tế chất lượng cao; liên kết với các huyện Quảng Xương, Nông Cống và vùng phía Nam tỉnh Thanh Hóa.
Quy hoạch đưa ra các khu vực đô thị gắn với trung tâm hiện hữu; định hướng không gian xanh; định hướng phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, kinh tế đô thị cho TP Thanh Hóa trong giai đoạn mới.
Với quy hoạch này, sẽ là cơ sở quan trọng để TP phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, xứng đáng là đô thị tỉnh lỵ, trái tim của cả tỉnh trong giai đoạn phát triển mới khi diện tích của toàn TP nằm bên bờ sông Mã lên đến gần 23 nghìn ha, sẽ là địa phương dẫn đầu cả tỉnh trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Duy Duẩn
Tin khác
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
(THPL) - HoSE vừa có thông báo về việc đã nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương...23/11/2024 15:07:17Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
(THPL) - Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, nguyên nhân có thể xuất phát từ cuộc xung đột...23/11/2024 15:05:56Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt