Tổng cục Hải quan chỉ đạo siết chặt hoạt động nhập khẩu cá tầm
(THPL) – Thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã phát hiện Công ty An Hưng và Công ty Đức Vui khai gian, tiếp tay nhập khẩu hàng chục tấn cá tầm Trung Quốc nguy hại vào Việt Nam.
Tin liên quan
- Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
Đảm bảo cung ứng hàng hóa, bình ổn giá dịp Tết 2025
Sôi động thị trường hoa tươi, quà tặng dịp 20/11
Xuất khẩu cá tra có thể đạt 2 tỷ USD trong năm 2024
Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu
» Tăng cường kiểm tra hoạt động nhập khẩu và kinh doanh cá tầm
» Bộ NN&PTNT yêu cầu kiểm soát chặt việc nhập khẩu cá tầm
» Hà Nội: Kỳ lạ chiếc xe máy bị Công an tạm giữ biết đường tìm về nhà
Ngày 30/3, Tổng cục Hải quan thông tin về việc xử lý các lô hàng cá tầm nhập khẩu, cảnh báo hệ lụy từ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các thương vụ nhập lậu cá tầm Trung Quốc vào Việt Nam, đồng thời đưa ra các phương án để ngăn chặn, xử lý tận gốc.
Báo Người lao động đưa tin, trước đó ngày 17/3/2021, Công ty TNHH Đầu tư & xuất nhập khẩu An Hưng (Công ty An Hưng), đăng ký nhập khẩu 12 tấn cá tầm Xiberi (tên khoa học là Acipenser baerii) từ Trung Quốc, tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn.
Tuy nhiên, theo kết quả giám định, các mẫu cá lấy từ thực tế lô hàng nhập khẩu, do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I thực hiện, lô hàng cá tầm nhập khẩu của Công ty An Hưng không đúng với chủng loại đã khai báo với cơ quan hải quan và giấy phép nhập khẩu cá tầm do Cơ quan Cites Việt Nam cấp. Trong khi chưa được cơ quan hải quan xác nhận thông quan, doanh nghiệp này đã tự ý đưa đi hàng đi tiêu thụ.
Tiếp đến ngày 19/3 vừa qua, Công ty TNHH Nông Lâm Thủy sản Đức Vui đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Lào Cai nhập khẩu 9,2 tấn cá tầm Xiberi, có xuất xứ Trung Quốc.
Cùng ngày, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 phối hợp với Chi cục Hải quan lấy mẫu giám định ngay tại cửa khẩu. Ngày 20/3/2021, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 ban hành thông báo số 93/VTS I kết luận cho thấy, hàng hóa thực tế nhập khẩu của doanh nghiệp không đúng chủng loại với khai hải quan và Giấy phép Cites do Cơ quan Quản lý Cites Việt Nam cấp (tên là Cá tầm Xiberi, tên khoa học: Acipenser baerii).
Theo Tổng cục Hải quan, hiện nay còn có 2 lô hàng nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Lào Cai và Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị- Lạng Sơn cũng đã được Chi cục Hải quan cửa khẩu gửi lấy mẫu để thực hiện giám định tại Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I và Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, nhưng đến nay chưa có kết quả.
Báo Công Thương cho hay, trước thức trạng trên, để đảm bảo kiểm soát chặt chẽ cá tầm nhập khẩu, kịp thời ngăn chặn việc nhập khẩu cá tầm không thuộc danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam, không đúng với giấy phép Cites, Tổng cục Hải quan cho biết, sẽ chỉ đạo cục hải quan các tỉnh biên giới và Cục Điều tra chống buôn lậu, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu cá tầm; phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra thực tế, lấy mẫu giám định các lô cá tầm nhập khẩu, chỉ thực hiện thông quan và đưa hàng hóa nhập khẩu ra khỏi khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu sau khi có kết quả giám định.
Đồng thời, điều tra, xác minh, xử lý và phối hợp xử lý nghiêm các doanh nghiệp nhập khẩu cá tầm vi phạm pháp luật. Cung cấp thông tin cho Cơ quan Cites về các lô hàng nhập khẩu không đúng nội dung ghi trên giấy phép, hoặc không thuộc phụ lục Cites theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ nhằm phối hợp quản lý.
Tổng cục Hải quan cũng đưa ra kiến nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị chuyên môn: Phối hợp với cơ quan hải quan trong việc lấy mẫu giám định các lô cá tầm nhập khẩu ngay tại cửa khẩu; không cho phép doanh nghiệp đưa hàng về kiểm dịch tại các địa điểm bảo quản theo đề nghị của doanh nghiệp đến khi có kết quả giám định của các đơn vị liên quan, để đảm bảo an ninh, an toàn, phòng chống lây lan dịch bệnh, bảo vệ môi trường.
Xác định cụ thể chủng loại cá tầm nhập khẩu có đúng với giấy phép Cites hay không, có thuộc danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam hay không. Trường hợp không đúng với giấy phép Cites, đề nghị trao đổi với cơ quan Cites phía Trung Quốc và có biện pháp xử lý triệt để vấn đề này, tránh việc cá tầm không rõ nguồn gốc nhập khẩu tràn lan vào Việt Nam.
Thực hiện việc truy xuất nguồn gốc đối với các lô hàng cá tầm nói riêng, các mặt hàng động vật, thực vật tươi sống hoặc đã qua chế biến nhập khẩu. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, cảnh báo để ngăn chặn việc nhập khẩu các loài động vật ngoại lai có hại, hoặc không có trong danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam (tôm hùm đỏ, tôm hùm đất, rùa tai đỏ...) nhưng có đặc điểm nhận dạng, hình thái giống với các loài thuộc danh mục được phép nhập khẩu.
Trước đó tại cuộc họp để bàn phương án và phối hợp xử lý các lô hàng cá tầm nhập khẩu vi phạm, các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT đều thống nhất, cá tầm ghi trong Danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu vào Việt Nam ban hành kèm Nghị định số 26/2019/NĐ-CP và Phụ lục Cites theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 39 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ phải là cá tầm thuần chủng, không phải con lai.
Việc cấp giấy phép cũng chỉ áp dụng đối với loài cá tầm thuần chủng. Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 cũng khẳng định: Qua một số mẫu giám định đều xác định được trong một lô hàng thì có nhiều con cá tầm có hình thái bên ngoài khác nhau. Việc nhập khẩu các loài con lai (không chỉ riêng cá tầm) sẽ làm ảnh hưởng quá trình sinh trưởng của các loài sinh vật tại Việt Nam, đôi khi có hại cho môi trường sống.
Phương Linh (tổng hợp)
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt