Tỉnh Hưng Yên phấn đấu đến năm 2030 có 29 khu công nghiệp
(THPL) – Trong năm 2022 vừa qua, tỉnh Hưng Yên đã bàn giao hơn 612 ha đất cho các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp triển khai thi công xây dựng, đón các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Tỉnh Hưng Yên cũng dự kiến đến năm 2030 có 29 khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn với diện tích 9.240 ha và 43 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 2.191 ha.
Tin liên quan
- Hà Nội phê duyệt đề án quản lý hệ thống camera giám sát tập trung
TPHCM: Cập nhật lịch chạy tàu Metro 1 dịp Tết Nguyên đán 2025
Nghề trồng đào Nhật Tân được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân
Phó Thủ tướng tặng quà Tết hộ nghèo, công nhân khó khăn tại tỉnh Lạng Sơn
» Hưng Yên mời gọi đầu tư dự án nhà ở thương mại, đô thị gần 2.100 tỷ đồng
» Khoái Châu, Hưng Yên: Nhiều bất cập tại chợ đầu mối Đông Tảo
» Hưng Yên thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Hưng Yên là 1 tỉnh thuộc trung tâm Đồng bằng sông Hồng, nằm tại ngõ phía Đông Nam của Hà Nội. Đồng thời cũng là 1 trong 7 tỉnh, thành tạo nên vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Phía Đông Hưng Yên giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây giáp Hà Nội và tỉnh Hà Nam, phía Nam kề cận tỉnh Thái Bình, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh.
Cùng với Thái Bình, Hưng Yên là 1 trong 2 tỉnh miền Bắc không có rừng, núi. Địa thế bằng phẳng, độ cao đồng đều, lại nằm trên trục đường Quốc lộ 5A và 5B (tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng), cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình cùng hệ thống giao thông ngày hàng hoàn thiện. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để kết nối giao thương với thủ đô và các tỉnh lân cận cũng như phát triển bất động sản, kinh tế, xã hội, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, kinh tế của tỉnh Hưng Yên đã có những thành tựu nhất định đến từ sự phát triển của ngành công nghiệp, cơ sở hạ tầng và ra mắt các dự án đại đô thị. Cụ thể, GRDP tỉnh Hưng Yên đạt 6% trong năm 2021 và 13,4% trong năm 2022. Tỷ lệ này cao hơn so với trung bình cả nước với mức 2,6% vào năm 2021 và 8% vào năm 2022. Ngoài ra, GRDP bình quân đầu người đạt 102,3 triệu đồng, tăng 16% theo năm, cao hơn so với trung bình cả nước 5 điểm %.
Đặc biệt, trong tương lai tỉnh Hưng Yên có 19,3km đường Vành đai 4 chạy qua. Cụ thể tuyến Vành đai 4 đi qua 4 huyện: Văn Giang (8,4 km), Khoái Châu (1,5 km), Yên Mỹ (2,6 km), Văn Lâm (6,8 km). Dự án này dự kiến khởi công vào ngày 30/6/2023 và thông xe vào năm 2027 với quy mô 6 làn xe cao tốc và hệ thống đường song hành 2 bên. Đây là điều cốt lõi tạo giúp cho thị trường bất động sản Hưng Yên đón "luồng gió mới".
Hiện Hưng Yên có 17 khu công nghiệp theo quy hoạch, tổng diện tích hơn 4.300ha. Trong đó, có 9 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, hai khu công nghiệp đang đầu tư xây dựng hạ tầng và chuẩn bị tiếp nhận đầu tư và sáu khu công nghiệp đang trong quá trình triển khai. Đến hết năm 2022, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh có 514 dự án đầu tư thứ cấp đăng ký còn hiệu lực, với: 278 dự án có vốn đầu tư nước ngoài có tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 5,3 tỷ USD và 236 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 33 nghìn tỷ đồng.
Các dự án đầu tư tập trung tại những khu công nghiệp: Khu công nghiệp Phố Nối A, Khu công nghiệp Dệt may - Phố Nối, Khu công nghiệp Thăng Long II, Khu công nghiệp Minh Đức, Khu công nghiệp Yên Mỹ II, Khu công nghiệp VIGLACERA Yên Mỹ, Khu công nghiệp Minh Quang và Khu công nghiệp Sạch.
Trong thời gian qua, hoạt động xúc tiến đầu tư được tỉnh quan tâm chú trọng, qua đó kết quả thu hút đầu tư vào trong các KCN của tỉnh đạt được kết khả quan. Đến nay, trong tổng số 17 KCN đã được quy hoạch phát triển, tỉnh Hưng Yên có 11 KCN được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng diện tích 2.873,38 ha; tổng vốn đầu tư đăng ký 14.395 tỷ đồng và 397,7 triệu USD, trong đó nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN từ Nhật Bản và Hàn Quốc, tạo tiền đề thúc đẩy thu hút đầu tư vào trong KCN.
Cùng với hoạt động thu hút các dự án đầu tư phát triển hạ tầng KCN, hoạt động thu hút các dự án vào đầu tư sản xuất kinh doanh trong KCN cũng đạt được kết quả tích cực và có xu hướng tăng dẫn qua các năm. Từ 2020 đến nay, các KCN đã tiếp nhận được khoảng 1,9 tỷ USD, nâng tổng vốn đầu tư đăng ký là trên 6,8 tỷ USD, thu ngân sách nội địa đạt trên 2.800 tỷ đồng; giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho trên 78.000 lao động.
Trong số các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư vào trong KCN đến từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, Nhật Bản là quốc gia đầu tư lớn nhất với 142 dự án, tổng vốn đăng ký 3.332 triệu USD, chiếm 51% về số lượng dự án và 61% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trung Quốc và các vùng lãnh thổ đứng thứ 2 với 49 dự án, tổng vốn đăng ký 728 triệu USD, chiếm 17,5 % về số lượng dự án và 13,4 % tổng vốn đầu tư đăng ký. Hàn Quốc đứng thứ 3 với 52 dự án, tổng vốn đăng ký 575 triệu USD, chiếm 18,6 % về số lượng dự án và 10,6 % tổng vốn đầu tư đăng ký; các quốc gia còn lại như (Anh, Mỹ, Ý, Hà Lan, Thái Lan…) có 37 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký 787 triệu USD, chiếm 12,9 % về số lượng dự án và 15 % tổng vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN.
Các dự án đầu tư nước ngoài tiếp nhận vào trong KCN tập trung vào một số lĩnh vực chính như: Linh kiện thiết bị điện, điện tử, tin học, điện thoại di động; Sản xuất các sản phẩm từ thép, nhôm và các sản phẩm từ nhôm, gia công kim loại; Linh kiện phụ tùng ô tô xe máy; Chế biến thực phẩm và sản xuất thức ăn chăn nuôi, dệt may và các sản phẩm phụ trợ phục vụ cho ngành dệt may,....
Điển hình, một số dự án có vốn đầu tư lớn, hàm lượng công nghệ kỹ thuật cao như: dự án sản xuất các thiết bị vệ sinh và các phụ kiện liên quan đến thiết bị vệ sinh của Công ty TNHH Toto Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 403 triệu USD; các dự án của Công ty TNHH Kyocera Việt Nam với tổng vốn đầu tư 379 triệu USD; Dự án nhà máy sản xuất bảng mạch in dùng cho các thiết bị điện tử của Công ty TNHH Mektec Manufacturing (Việt Nam) với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD, Dự án Hoya Glass Disk Việt nam II của Công ty TNHH Hoya Glassdisk với tổng vốn đầu tư đăng ký 214 triệu USD, dự án sản xuất linh kiện và thiết bị điện tử kỹ thuật cao của Công ty TNHH điện tử Canon Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 128 triệu USD,...
Tại Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong hồ sơ dự thảo Quy hoạch tỉnh để lấy ý kiến góp ý, Hưng Yên dự kiến đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh có 29 khu công nghiệp (KCN) với diện tích 9.240 ha và 43 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 2.191 ha. Cụ thể, bên cạnh 15 KCN đã có trong quy hoạch đến năm 2020 với diện tích 3.887 ha, tỉnh sẽ mở rộng hai KCN với diện tích 307 ha; quy hoạch mới 14 KCN với diện tích 5.045 ha - phân bổ chủ yếu ở huyện Ân Thi, Kim Động và thị xã Mỹ Hào.
Để tiếp tục tạo môi trường đầu tư thuận lợi và hấp dẫn, Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, Phạm Trường Tam cho biết, năm 2023, Hưng Yên tập trung đôn đốc, hướng dẫn, hỗ trợ các chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp đã được bổ sung vào quy hoạch hoàn thiện hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định.
Tỉnh phấn đấu có ít nhất một khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan đôn đốc, hỗ trợ các chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp đã có quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng khu công nghiệp và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp trên phần diện tích đất đã đền bù giải phóng mặt bằng, bàn giao, cho thuê đất...
Liên quan đến phát triển các khu công nghiệp tại Hưng Yên, đồng chí Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên nhấn mạnh, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 kiên định, nhất quán mục tiêu chiến lược: Xây dựng Hưng Yên thành tỉnh công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiệu quả cao, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở kết hợp hài hòa 3 trụ cột tăng trưởng kinh tế nhanh-xây dựng xã hội hài hòa-bảo vệ môi trường sinh thái; tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ, đảng viên phát huy tài năng, trí tuệ, đổi mới sáng tạo chủ động linh hoạt trong thực thi công vụ; giải quyết khó khăn, thách thức...
Trong lãnh đạo, chỉ đạo, các cấp ủy, chính quyền luôn xác định trọng tâm, trọng điểm những vấn đề bức xúc dư luận quan tâm, những việc cần làm ngay, nhất là những nút thắt, trở ngại đổi mới, bất cập cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết để đem lại lợi ích cho nhân dân như cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công, xử lý ô nhiễm môi trường, xây dựng nông thôn mới…
Đến năm 2030: Xây dựng Hưng Yên giàu đẹp, văn minh, có công nghiệp thuộc nhóm phát triển mạnh của cả nước; có các khu đô thị lớn, nông thôn mới kiểu mẫu; nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao, an toàn và bền vững.
Trước năm 2037-2040 năm tái lập tỉnh: Hưng Yên trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Đến năm 2045: Hưng Yên là thành phố thông minh; phát huy đầy đủ những giá trị cốt lỗi của văn hóa Phố Hiến xưa là tỉnh giàu đẹp, văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Trước đó hồi tháng 5, đồng chí Nguyễn Hữu Nghĩa cũng đã đến thăm, động viên một số dự án sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tại các doanh nghiệp đến thăm, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Nghĩa biểu dương, đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực của doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Đồng thời mong muốn, trong thời gian tới, các doanh nghiệp tiếp tục khắc phục khó khăn, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín, thương hiệu trên thị trường.
Chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Nghĩa nhấn mạnh, các ngành và địa phương của tỉnh bám sát tình hình, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình đầu tư, hoạt động trên địa bàn; tiếp tục đầu tư và phát triển hạ tầng đồng bộ để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động. Các doanh nghiệp chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước, của tỉnh trong quá trình hoạt động; phối hợp với ngành chức năng, chính quyền địa phương để thu hút lao động bền vững; nghiên cứu, mở rộng thị trường để phát triển đơn hàng mới; quan tâm bảo vệ môi trường và phòng cháy, chữa cháy...
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Nghĩa khẳng định, tỉnh luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, đồng thời sẵn sàng lắng nghe đề xuất, kiến nghị, chia sẻ và giải quyết những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư theo thẩm quyền.
Văn Nam
Tin khác
-
Thanh Hóa: Khởi tố 2 đối tượng trốn thuế khai thác khoáng sản
-
Hà Nội phê duyệt đề án quản lý hệ thống camera giám sát tập trung
-
TPHCM: Cập nhật lịch chạy tàu Metro 1 dịp Tết Nguyên đán 2025
-
Tiktok với 170 triệu người dùng tại Mỹ có thể sắp ngừng hoạt động
-
Nghề trồng đào Nhật Tân được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
-
Giá xăng dầu ngày 18/1: Chuỗi tăng liên hoàn
Xử lý vi phạm giao thông: Khi nào xe máy sẽ bị tịch thu?
Tịch thu phương tiện là một trong các hình thức xử phạt đối với vi phạm giao thông đường bộ. Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người tham gia...18/01/2025 09:34:51Tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân
Trong thời gian gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam, Hà Nội và TP HCM, đã đạt mức báo động cao, liên...18/01/2025 09:33:13EVNNPC công bố kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
(THPL) - Mới đây, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã có thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai...18/01/2025 08:52:51Ngành tiêu còn nhiều triển vọng tích cực trong năm 2025
(THPL) - Năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại. Năm 2025, sản lượng hồ tiêu toàn cầu dự báo tiếp tục giảm...17/01/2025 21:15:34
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024