Tinh dầu quế gặp khó trong xuất khẩu, VPSA gửi kiến nghị lên Chính phủ
(THPL) - Liên quan đến thông tin hàng trăm tấn tinh dầu quế gặp khó khăn trong việc xuất khẩu khi phải áp dụng các quy định về kinh doanh dược liệu, mới đây Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) đã có kiến nghị gửi lên Chính phủ.
Tin liên quan
» Top 5 mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu tỷ USD trong quý I/2024
» Xuất khẩu thủy sản khởi sắc trong quý I/2024
» Xuất khẩu giày dép của Việt Nam đứng thứ 2 thế giới
Theo đó, tại văn bản kiến nghị, Hiệp hội phản ánh về quy định xuất khẩu mặt hàng tinh dầu quế theo quy định tại Thông tư 48 ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế. Điều này dẫn tới các doanh nghiệp xuất khẩu tinh dầu quế tại Lào Cai và Yên Bái gặp khó khăn trong việc xuất khẩu khi tất cả loại tinh dầu đều phải áp dụng các quy định về kinh doanh dược liệu, không phù hợp với điều kiện sản xuất, sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
VPSA cho biết: "Năng lực chế biến quy mô nhỏ lẻ nên làm phát sinh rất nhiều chi phí, đòi hỏi thêm các giấy phép kinh doanh có điều kiện, trong khi đây là sản phẩm giá trị gia tăng, giúp khai thác và tận dụng tối đa 100% giá trị cây quế".
Theo VPSA, sản phẩm tinh dầu quế yêu cầu công nghệ chế biến và tạo thêm giá trị gia tăng. Đây là sản phẩm tận thu của cây quế, lá cành khi cắt tỉa (tỷ lệ sản xuất là 150 tấn lá cành cho ra 1 tấn tinh dầu) và không sử dụng làm thuốc mà chỉ được xuất khẩu làm nguyên liệu cho thực phẩm, đồ uống theo yêu cầu thị trường nhập khẩu.
Việc quy định và quản lý mặt hàng tinh dầu quế hiện nay theo các quy định trên đã gây khó khăn do doanh nghiệp muốn xuất khẩu mặt hàng này. Do đó, tại vùng nguyên liệu hiện đang tồn kho khoảng 100 tấn và ước tính hết vụ quế mùa Xuân tháng 3 đến 4/2024 sẽ có thêm khoảng 400 tấn tinh dầu nữa. Giá trị thị trường khoảng 400 triệu đồng/tấn.
Trước thực tế trên, VPSA kiến nghị việc quản lý cần tạo điều kiện hỗ trợ xuất khẩu tối đa, nhất là xuất khẩu sản phẩm giá trị gia tăng và nông nghiệp tuần hoàn, hỗ trợ giảm phát thải carbon, tạo sinh kế của bà con dân tộc vùng cao.
Trước đó, ngày 1/2, VPSA cũng có văn bản gửi các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và Tổng cục Hải quan, đồng thời kiến nghị Bộ Y tế xem xét tạo điều kiện cho tinh dầu quế được xuất khẩu theo kê khai doanh nghiệp, là nhóm thực phẩm hàng hóa xuất khẩu thông thường, mục đích sử dụng không phải làm nguyên liệu thuốc hay dược liệu.
Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng là tinh dầu quế tự nhiên để làm nguyên liệu cho thực phẩm, đồ uống thì các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai báo, tuân thủ theo đúng các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về các hàng hóa xuất khẩu.
Trong diễn biến liên quan, bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch VPSA cho biết, quế là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành gia vị Việt Nam chiếm 21,4% thị phần xuất khẩu sau hồ tiêu. Năm 2023 xuất khẩu quế đạt 89.300 tấn, kim ngạch đạt 261 triệu USD trong đó có một phần đóng góp xuất khẩu của mặt hàng tinh dầu quế. Cây quế hiện nay cũng là cây trồng xóa đói giảm nghèo cho các bà con dân tộc miền núi phía Bắc do cây quế có chu kỳ khai thác từ 7-25 năm, sản phẩm có thể bảo quản lâu dài.
"Việc xuất khẩu tinh dầu quế của các doanh nghiệp bị tắc nghẽn sẽ làm cho đời sống của người nông dân càng thêm khó khăn khi đầu ra của sản phẩm không được tiêu thụ nên sản phẩm tận thu từ cây quế không được thu mua để chế biến. Cũng phải nói thêm, các nhà nhập khẩu hiện không yêu cầu chất lượng sản phẩm tinh dầu theo tiêu chuẩn dược liệu mà chỉ yêu cầu chất lượng theo nhóm thực phẩm, sản phẩm đồ uống. Hiện chất lượng tinh dầu quế của Việt Nam do khai thác từ sản phẩm tận thu của cây quế nên chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu chế biến sâu làm dược liệu của thị trường thế giới", bà Liên nói.
Thanh Mai (t/h)
Tin khác
-
Dự báo giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong tuần tới
-
Hà Nội: Hạn chế phương tiện trên một số tuyến đường từ chiều 26/1
-
Thủ tướng chỉ đạo chăm lo, hỗ trợ người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
-
Thời tiết ngày 26/1: Miền Bắc trời rét đậm, vùng núi rét hại
-
Cận Tết, giá chuối tiêu xanh cao ngất ngưởng
-
Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á về lượng tên miền quốc gia
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiểm tra công tác bảo đảm cung ứng điện Tết Nguyên đán 2025
(THPL) - Sáng nay 25/1 (26 tết), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng đoàn công tác đã thăm, làm việc và kiểm tra công tác đảm bảo...25/01/2025 16:19:56Doanh nghiệp Việt nỗ lực phát triển năng lượng xanh
(THPL) - Với việc đầu tư dự án sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng, Tập đoàn Stavian đang nỗ lực phát triển năng lượng xanh - sạch,...25/01/2025 16:26:17Hà Nam sẽ tổ chức bắn pháo hoa đêm giao thừa 2025
(THPL) - Theo kế hoạch, Hà Nam sẽ tổ chức bắn pháo hoa trong Chương trình nghệ thuật “Hà Nam - Sắc xuân hội tụ” chào đón năm mới Ất Tỵ...25/01/2025 11:40:14Novaland tăng tốc bàn giao hơn 1.400 sản phẩm trong năm 2024
(THPL) - Ngày 24/01/2025, Novaland (HoSE: NVL) công bố kết quả kinh doanh quý IV năm 2024 với nhiều điểm sáng trong hoạt động bàn giao sản phẩm, tăng...25/01/2025 16:17:17
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024