18:02 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Tiến sĩ Việt kiều Nguyễn Thanh Mỹ khởi nghiệp thành công sản phẩm nông nghiệp thông minh tại quê hương

10:08 08/06/2019

(THPL) - Câu chuyện của người “khởi nghiệp” ở tuổi 60 của Tiến sỹ Nguyễn Thanh Mỹ, kiều bào Canada, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Rynan Smart Fertilirers thu hút sự chú ý của nhiều đại biểu dự tọa đàm “Hội nhập- phát triển nông nghiệp công nghệ cao bền vững” diễn ra sáng nay.

Sáng 8/6, trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế kiều bào toàn cầu lần thứ nhất 2019 tại Incheon (Hàn Quốc) đã diễn ra tọa đàm “Hội nhập- phát triển nông nghiệp công nghệ cao bền vững”.

Phiên tọa đàm có sự tham gia của nhiều chuyên gia Việt Nam và Hàn Quốc như Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ (kiều bào Canada, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài- BAOOV), GS Park Kun Ick, Chủ tịch công ty ICFOOD, đại diện Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh.

Mở đầu tọa đàm, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ kể câu chuyện của người “khởi nghiệp” ở tuổi 60 với việc nghiên cứu chống xâm nhập mặn cho ĐBSCL và việc ứng dụng công nghệ cao để sản xuất lúa thông minh.

Câu chuyện của người “khởi nghiệp” ở tuổi  60 của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ, kiều bào Canada, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Rynan Smart Fertilirers thu hút sự chú ý của nhiều đại biểu dự tọa đàm “Hội nhập- phát triển nông nghiệp công nghệ cao bền vững” diễn ra sáng nay.

Mới đây, phóng viên Thương hiệu và Pháp luật đã có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Thanh Mỹ để chia sẻ rõ hơn về những ý tưởng mới lạ, sáng tạo và những bài học từ khởi nghiệp ban đầu cho tới khi thành công của ông.

Ông Nguyễn Thanh Mỹ.
Trước hết ông cho biết đánh giá của mình về việc tổ chức diễn đàn kinh tế kiều bào lần đầu tiên này? Những nỗ lực, những khó khăn và những thuận lợi?

Tôi đánh giá rất cao cho lần tổ chức diễn đàn kinh tế lần đầu tiên được tổ chức ở Incheon này. Trong thời gian ngắn vài tháng, tất cả các anh em trong hiệp hội doanh nhân đã cố gắng rất nhiều để tổ chức diễn đàn này. Họ là những người rất trẻ, rất năng động, hy vọng diễn đàn sẽ thành công tốt đẹp.

Theo ông điểm đặc biệt của diễn đàn này là gì? Lần đầu tiên được tổ chức thì nó có gì khác so với những gì đã có?

Lần này mình kết hợp được ở trong nước và ngoài nước, nhất là những doanh nghiệp ở Hàn Quốc, họ cũng rất muốn đầu tư, tìm hiểu nhiều về thị trường tiềm năng ở Việt Nam, nhất là lĩnh vực về nông nghiệp, đô thị thông minh, thực phẩm an toàn...

Trong khi đó ở Việt Nam rất nhiều doanh nghiệp Việt muốn tìm thị trường xuất khẩu ra nước ngoài, nhất là đất nước Hàn Quốc tiềm năng. Hai nước Hàn Quốc – Việt Nam trong 10 năm vừa qua rất gần gũi với nhau, nước ta học hỏi rất nhiều ở họ và họ cũng tìm thấy cơ hội rất lớn ở đất nước ta. Hy vọng diễn đàn này sẽ giúp những doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam và Hàn Quốc gần nhau hơn.

Ở đây cũng có rất nhiều doanh nhân Việt Nam ở các nước khác như Đức, Mông Cổ, Mỹ, Canada... cũng về đây, hy vọng diễn đàn này sẽ tạo ra cầu nối cho doanh nhân Việt Nam tại nước ngoài ở toàn cầu sẽ biết và đầu tư vào Việt Nam hơn, đồng thời Việt Nam cũng sẽ xuất khẩu thêm nhiều sản phẩm ra ngoài.

Mở đầu tọa đàm, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Mỹ kể câu chuyện của người  “khởi nghiệp” ở tuổi  60 với việc nghiên cứu chống xâm nhập mặn cho Đồng bằng Sông Cửu Long và việc ứng dụng công nghệ cao để sản xuất lúa thông minh, việc mang mô hình, công nghệ của ông đến với diễn đàn lần này có mục đích gì?

Mục đích thứ nhất của tôi là muốn cho mọi người biết Việt Nam làm được những thứ mà thế giới muốn làm. Thứ hai tôi mong muốn ứng dụng những công nghệ 4.0 trong đất nước, để làm cánh đồng xanh hơn, nông dân giàu có hơn, thực phẩm an toàn hơn.

Trong thời gian vừa qua, năm 2016 ở Đồng bằng Sông Cửu Long đã ứng dụng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp để giúp thực phẩm của mình an toàn hơn, giúp nông dân có thu nhập cao hơn, giúp đất nước giảm được hiệu ứng khí thải nhà kính. Những thiết bị thông minh sử dụng internet để kết nối, những loại phân bón thông minh sử dụng vật liệu nano, những vi sinh... đó là những đề tài chính đã được thảo luận trong hôm nay. Ở Việt Nam, mọi người rất thông minh, sáng tạo, nhất là về công nghệ trí tuệ nhân tạo cũng như là internet kết nối vạn vật, bạn đã thấy những sản phẩm do chính người Việt Nam sáng chế chứ không phải sản phẩm từ Israel hay là từ Mỹ làm. 

Hôm nay ông mang đến gian hàng những sản phẩm như thế nào?

Có phân bón thông minh, phân bón chức năng. Phân bón chức năng là làm từ phế liệu của ngành tôm, ví dụ tôm sản xuất, xuất khẩu 4 tỉ USD, thì trong 4 tỉ USD đã bỏ 1,2 - 1,5 tỉ phế liệu, chiếm khoảng 30-40%. Vỏ tôm, đầu tôm đó đem ép ra nước, lên men, giúp cho cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, vỏ tôm dùng làm phân bón hữu cơ, diệt sâu bệnh rất hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Ông có thể nói rõ hơn về phân bón thông minh và những khó khăn khi kinh doanh lĩnh vực này?

Phân bón thông minh là phân bón dựa trên nền tảng tăng trọng và kiểm soát. Ví dụ như bón cho lúa, 1 hecta thông thường sử dụng khoảng 400kg phân bón nhưng với phân bón thông minh chỉ cần bón 1 lần trong lúc cấy, và chỉ sử dụng 240-250kg, giảm được lượng và giảm công, giảm sâu bệnh.

Công ty cũng sửa lại máy cấy, máy xả để tích hợp giữa cấy, ủ phân vi sinh 3 trong 1 để đối phó việc thiếu lao động nông nghiệp trầm trọng của nước ta.

Mặc dù lĩnh vực này có rất nhiều khó khăn vì đủ loại chế tài nhưng có những luật lệ, tiêu chuẩn mà tất cả các công ty sản xuất phân bón đều phải làm theo để sản phẩm của mình sạch hơn, tốt hơn nên nếu mình làm đúng cũng không có vấn đề gì.

Sự kiện đang diễn ra tại Hàn Quốc, ông có ý định hợp tác với đối tác nào ở đây để có thể tiếp tục phát triển công nghệ đó không?

Công ty cũng có đại diện tại của công ty ở Hàn Quốc cấp phân bón thông minh, phân bón chức năng làm từ phế liệu của tôm. Công ty khởi nghiệp này tại Việt Nam được thành lập vào tháng 6/2016, hiện tại sản phẩm xuất khẩu ra Hàn Quốc được hơn một năm vừa qua. Họ đón nhận sản phẩm rất tốt, rất thích sản phẩm của chúng tôi, đồng thời họ cũng muốn cung cấp cho chúng tôi những nguyên liệu mà ở Việt Nam không có, để sản xuất những loại phân bón thông minh, phân bón chức năng mà nước mình không có.

Ông nghĩ như thế nào nếu sân chơi này biến thành một hoạt động thường niên, hoặc là cái mô hình này sẽ được nhân rộng không chỉ ở Hàn Quốc như năm nay mà còn ở các nước khác nữa. Vậy hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài có cái nhìn như thế nào với tiềm năng này?

Tôi thấy tiềm năng rất lớn, đây là lần đầu tiên do anh Linh - đại diện kiều bào Việt Nam ở Hàn Quốc - một tiến sĩ rất trẻ, rất năng động, là người dẫn đầu tổ chức diễn đàn năm nay. Hy vọng mô hình này sẽ được nhân rộng, và tới tháng 9 này có thể tổ chức tại Thái Lan, ngay cả anh Tuấn, anh Vân tại Mông Cổ cũng muốn về bên đó tổ chức, hy vọng tới đây sẽ có nhiều diễn đàn như thế này do người Việt Nam tại nước ngoài tổ chức.

Ông vừa là chủ tịch hội doanh nhân kiều bào và đã có thực tế kinh doanh ở Việt Nam rất nhiều, vậy ông có những hoạt động hoặc trải nghiệm gì để khuyến khích bà con về đầu tư trong nước?

Người Việt Nam mình rất thông minh, chỉ thiếu môi trường văn minh để sáng tạo thôi, tôi về lại Việt Nam không cần làm gì khác ngoài việc xây dựng môi trường văn minh để người Việt tha hồ sáng tạo. Các bạn xuống Trà Vinh sẽ thấy môi trường làm việc rất là sang trọng, rất đẹp, ngay cả thực phẩm cho nhân viên cũng được chăm lo rất tốt, tự nuôi trồng để làm bữa ăn cho nhân viên, ăn 3 buổi không tốn tiền, nhà ăn rất sang trọng, chúng tôi thường gọi vui là Google Trà Vinh.

Xin cảm ơn ông!

Ngân An

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu