00:01 ngày 20/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Tiền nhân dân tệ kỹ thuật số Trung Quốc sẽ đem lại thay đổi gì?

08:40 08/07/2020

(THPL) - Tiền nhân dân tệ kỹ thuật số (DCEP), hay còn gọi là phiên bản nâng cấp của đồng nhân dân tệ đang là xu hướng toàn cầu, chính vì vậy hơn bao giờ hết, các cơ quan chức năng cần xây dựng hành lang pháp lý để đưa vào quản lý và nắm bắt các cơ hội, đối phó với những thách thức, rủi ro.

Theo Thị trường Tài chính - Tiền tệ, sau gần 2 năm công bố chính thức về nghiên cứu đồng Nhân dân tệ (NDT) kỹ thuật số, Trung Quốc đã chính thức bắt đầu thử nghiệm thanh toán điện tử dùng tiền kỹ thuật số (gọi tắt là DCEP) từ đầu tháng 5/2020. Đây được coi là giai đoạn 1- giai đoạn thử nghiệm trong lộ trình 3 giai đoạn triển khai DCEP". Theo đó, NHTW Trung Quốc (PBoC) sẽ hợp tác với 7 tổ chức ngân hàng - công nghệ để thực hiện thử nghiệm trong quy mô nhỏ, thí điểm tại 4 thành phố: Thâm Quyến, Thành Đô, Tô Châu, Bảo Định từ ngày 4/5/2020; và chưa rõ thời gian thí điểm sẽ bao lâu. Một số công ty nước ngoài như Starbucks, McDonald’s và Subway được cho là sẽ tham gia thử nghiệm.

Trung Quốc đã chính thức bắt đầu thử nghiệm thanh toán điện tử dùng tiền kỹ thuật số (gọi tắt là DCEP) từ đầu tháng 5/2020.

Về bản chất, TS.Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho biết, DCEP là đồng tiền kỹ thuật số do NHTW phát hành (CBDC), trên nền tảng công nghệ chuỗi khối (blockchain) và kỹ thuật số, là một dạng tiền pháp định được phát hành, kiểm soát và bảo đảm bởi NHTW Trung Quốc (thông qua giá trị đồng NDT).

DCEP được coi là phiên bản nâng cấp của đồng NDT tiền mặt với nhiều chức năng hơn đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế số, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của NHTW trong nền kinh tế số. DCEP được vận hành như tiền giấy thông thường, chỉ khác là tồn tại dưới dạng kỹ thuật số trong ví điện tử được NHTW Trung Quốc công nhận.

Với nền tảng công nghệ Blockchain và sự đảm bảo bởi uy tín của NHTW, DCEP có những lợi ích nổi bật như: thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và sự phát triển của dịch vụ thanh toán, tài chính hiện đại nhờ sự thuận tiện, an toàn, tin cậy cao, chi phí thấp, hạn chế rủi ro của việc dùng tiền mặt; nâng cao vị thế đồng NDT, đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa đồng tiền này, giảm sự phụ thuộc vào đồng USD; Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ và tăng cường sự ổn định của hệ thống tài chính (do trong tầm kiểm soát); Tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính đối với người dân và doanh nghiệp, qua đó góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện…

Bên cạnh đó, việc sớm đưa vào thử nghiệm đồng DCEP cũng đem lại nhiều ý nghĩa nổi bật đối với Trung Quốc, có thể kể đến như: là bước tiến quan trọng trong việc đưa đồng DCEP trở thành đồng tiền kỹ thuật số có chủ quyền, có kiểm soát đầu tiên trên thế giới; Khẳng định quyết tâm của Trung Quốc trong việc đối phó với các loại tiền ảo hay tiền kỹ thuật số ẩn danh như Bitcoin, Litecoin, đặc biệt đồng Libra (do Facebook đang khởi xướng)… có thể đe dọa sự ổn định hệ thống tài chính Trung Quốc và toàn cầu; Hướng tới xã hội không tiền mặt đầu tiên trên thế giới hậu Covid-19, hạn chế tối đa sự lây lan của dịch bệnh do lưu thông tiền tệ truyền thống (tiền mặt, coin…)…

Theo báo Pháp luật TPHCM, chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, ở thời điểm này đồng tiền DCEP chưa gây quan ngại vì Việt Nam chưa cho phép thanh toán bằng đồng tiền kỹ thuật số. Tuy nhiên, đây là xu hướng toàn cầu, nên Ngân hàng Nhà nước cần xem xét, đánh giá cũng như xây dựng khuôn khổ pháp luật để đưa vào quản lý.

Dưới góc nhìn của mình, ông Trần Thanh Hải, chuyên gia kinh tế, cho rằng hiện nay người dân TQ đã quen thanh toán đồng tiền số qua ứng dụng WePay. Thậm chí ngay tại khu China Town trên đất Mỹ, nhiều người TQ cũng sử dụng hình thức thanh toán này.

“Cơ quan chức năng Việt Nam cũng nên nghiên cứu cho ra đời đồng tiền số Việt Nam để trao đổi, nhằm thúc đẩy giao dịch nhanh hơn. Thêm nữa, vì sự hữu dụng và phổ biến đồng tiền số tại TQ, nếu các nhà kinh doanh Việt Nam muốn tiếp cận nhiều hơn khách hàng TQ thì hơn lúc nào hết đẩy nhanh số hóa trong hoạt động thanh toán” - ông Hải gợi ý.

Đồng quan điểm, nhiều chuyên gia cho rằng việc TQ cho ra mắt đồng tiền số DCEP không sớm thì muộn cũng có khả năng tác động đến doanh nghiệp Việt vì mối quan hệ giao thương lớn giữa hai nước, nhất là các đơn vị kinh doanh thường xuyên buôn bán với các doanh nghiệp TQ. Đó là chưa kể với đồng tiền kỹ thuật số, người dân các nước có thể dễ dàng giao dịch trực tiếp với TQ với chi phí rất rẻ và không bị mất tiền khi trao đổi ngoại tệ.

“Nhìn dưới hệ quy chiếu này, phải hết sức cẩn trọng khi có các giao dịch theo kiểu này. Lý do là Việt Nam sẽ không được hưởng các giá trị lợi ích từ các giao dịch này mà về thẳng TQ, một cách tương tự du khách TQ vào Việt Nam du lịch nhưng thanh toán chảy thẳng về đất nước của họ” - một chuyên gia cảnh báo.

Phương Nhi

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu