15:34 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn đầu tiên được thành lập tại Việt Nam

10:29 03/07/2020

(THPL) - Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn là viện đầu tiên của Việt Nam tham gia vào quá nghiên cứu, mô hình hoạt động, tư vấn và ứng dụng kinh tế tuần hoàn.

Sáng 2-7, ĐH Quốc gia TP.HCM đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn (ICED).

Sự ra đời của ICED nhằm thực hiện sứ mệnh nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo chú trọng về giải pháp khoa học công nghệ, chính sách trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam trên nền tảng hệ sinh thái Doanh nghiệp - chính phủ - đại học, PGS.TS Huỳnh Thành Đạt - Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết.

Đồng thời, thông qua ICED, ĐH Quốc gia TP.HCM đặt mục tiêu đóng góp, kết nối nền kinh tế tuần hoàn giữa thế giới và Việt Nam.

ĐH Quốc gia TP.HCM thành lập Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn

Theo Tuổi trẻ online, ICED sẽ là trung tâm chuyển giao công nghệ, tư vấn giải pháp và chính sách về phát triển bền vững cho chính phủ, doanh nghiệp, cộng đồng địa phương; và trung tâm kết nối Doanh nghiệp - nhà nước - đại học, liên kết lợi ích - nhu cầu giữa các bên có liên quan để hướng về mục tiêu phát triển bền vững.

Được biết, ICED là mô hình viện nghiên cứu khoa học trực thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM với sự hỗ trợ tài chính và vận hành từ cộng đồng doanh nghiệp. ICED được Quỹ VCF thuộc VinaCapital và Tập đoàn Nutifood bảo trợ kinh phí hoạt động, hỗ trợ vận hành và kết nối với cộng đồng doanh nghiệp.

Ban Điều hành Viện được thành lập dựa trên tinh thần phối hợp chặt chẽ giữa đại học và doanh nghiệp. Ban cố vấn gồm và ông Philipp Rösler - Chủ tịch Hội đồng cố vấn đầu tư VinaCapital Ventures và ông Huỳnh Thành Đạt, ông Phạm Phú Ngọc Trai - Chủ tịch Công ty TNHH Tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu.

Viện trưởng ICED, PGS.TS Nguyễn Hồng Quân cho biết: "ICED sẽ tạo cơ hội hợp tác giữa các bên liên quan để thúc đẩy vận hành nền kinh tế tuần hoàn, mang lại lợi ích mặt kinh tế, xã hội dựa trên việc sử dụng hợp lý nguồn nguyên vật liệu, năng lượng và góp phần bảo vệ môi trường.”

Theo báo Chính phủ, đây cũng chính là cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong quá trình hội nhập, gồm 17 các mục tiêu phát triển bền vững do Liên Hiệp Quốc đề ra.

Mai Chi tổng hợp

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu