Thương hiệu chiếu cói Nga Sơn: Dệt tiếng thơm cho vùng đất duyên hải xứ Thanh
(THPL) - Thanh Hóa được biết đến với những làng nghề truyền thống nổi danh hàng trăm năm tuổi. Mỗi làng nghề không chỉ là niềm tự hào mà còn là câu chuyện về tinh thần lao động, sáng tạo của con người xứ Thanh. Đặc biệt được kể đến là chiếu cói Nga Sơn, từ lâu đã trở thành thương hiệu nổi bật của vùng đất này.
Tin liên quan
- Thương mại song phương Việt Nam - Philippines đạt trên 8,6 tỷ USD
Việt Nam đạt thỏa thuận với Hoa Kỳ chấm dứt tranh chấp vụ kiện cá tra, ba sa
Đề xuất sàn TMĐT xuyên biên giới phải lập văn phòng đại diện
EVFTA là đòn bẩy thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam – Ba Lan
Giải pháp xúc tiến thương mại, tận dụng các ưu đãi từ FTA VN – EAEU
» Công ty CP Đầu tư LDG chính thức thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu mới
» Sữa đặc Ông Thọ - Top 5 thương hiệu được chọn mua nhiều nhất
» Phát hiện sàn tiền ảo mạo danh thương hiệu Tập đoàn T&T Group
Nga Sơn là một huyện ở vùng ven biển của tỉnh Thanh Hóa. Từ đời vua Gia Long (1802 – 1820), triều đình khai phá đất đai, lập nên Nga Sơn. Ở dải đất phù sa miền duyên hải này, có một điều đặc biệt là ngoài sú vẹt thì chỉ trồng được một loài cây duy nhất chính là cói. Loài cây kết thành khối, thân xanh mỡ, tròn thon từ gốc, nửa trên đến ngọn vuốt thành ba cạnh và búp hoa chụm lại. Dọc suốt từ cửa sông Càn đến cửa Lạch Sung, mênh mông một màu cói xanh bát ngát.
Từ thập niên 1980, chỉ có các xã như: Nga Thuỷ, Nga Tân, Nga Thanh, Nga Liên, Nga Tiến là làm nghề trồng cói và dệt chiếu. Nhưng ngày nay, rất nhiều nơi trong huyện này như xã Ba Đình, Nga Thạch... cũng trồng cói nhiều vì lợi ích kinh tế của nó mang lại. Chiếu cói Nga Sơn được nhiều người yêu thích bởi nó hoàn toàn là sản phẩm dệt thủ công, sợi chiếu nhỏ, mềm và óng mượt. Chiếu rất phong phú về kiểu dáng cũng như màu sắc trang trí, lại gọn nhẹ và giá thành rất hợp lý.
Theo các cụ cao niên kể lại, ngày xưa, chiếu cói Nga Sơn cùng chiếu cói của Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) là một trong những vật cống tiến triều đình, được các bậc vua chúa, quý tộc ưa dùng. Trải qua gần 150 năm tồn tại với không biết bao nhiêu thăng trầm, giờ đây, người dân Nga Sơn không đơn thuần chỉ dệt chiếu cói. Nhiều sản phẩm từ cói, qua đôi bàn tay tài hoa, khối óc giàu sáng tạo của những người thợ, đã tạo nên những mặt hàng thủ công mỹ nghệ với những nét hoạ tiết, văn hoa đặc sắc để xuất khẩu. Những tấm thảm lót sàn, chiếu xe đan, làn, dép đi trong nhà, đồ dùng trang trí,... đã có mặt tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...
Bà Nguyễn Thị Mai, người làm nghề lâu năm chia sẻ, để làm ra cây cói đẹp, người dân phải một nắng hai sương. Đầu tiên là làm cỏ, người trồng phải nhổ sạch vì khi bón phân đạm cho cả ruộng mà còn cỏ thì chúng hấp thụ hết phân bón và phát triển rất nhanh. Sau đó, tầm tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, người dân tiến hành thu hoạch. Lúc đó cói đã phát triển rất nhanh và cao khoảng 1,7 m đến 1,8 m. Người dân dùng một loại liềm chuyên dụng chỉ có ở vùng cói để cắt. Vừa cắt, vừa giũ và phân loại cói. Còn những cây cói chết gọi là "bổi". Bổi thường được dùng để đun nấu và lợp nhà.
Lợi dụng thuỷ triều lên, người dân thả những đóm cói xuống ngánh và dùng dây thừng kéo về nhà. Để chẻ cói, người ta có thể dùng tay hoặc máy chẻ cây cói ra làm 2 mảnh rồi mới đem phơi.
Nếu trời nắng đẹp thì khoảng 3 ngày nắng to là được. Khi phơi, tránh trời mưa vì nước mưa mà ngấm vào thì coi như là cói xấu, mất giá. Vì mùa thu hoạch vào mùa hè nên thường có mưa, người trồng phải theo dõi thời tiết để phơi cói.
Khi hết mùa thu hoạch, hầu hết người dân ở vùng cói ở nhà dệt chiếu. Cói được chọn loại bỏ những cây xấu và bắt đầu dệt. Thường thì mọi người dệt chiếu cho đến vụ mùa năm sau.
Chia sẻ về nghề, bà Nguyễn Thị Thuý, chủ một hộ dệt chiếu cho biết, để dệt được một lá chiếu đẹp thì 2 người mất khoảng 3-4 giờ đồng hồ. Nếu dệt chiếu cải hoa thì phải nhuộm cói bằng phẩm màu, và phải mất 1 ngày 2 người mới dệt được một lá chiếu. Chiếu dệt màu trắng thường được in hoa văn rồi đem hấp cho chín phẩm màu. Khi dệt hết 1 lá chiếu (thường thì khoảng 2 lá chiếu) thì được cắt ra và gim những đầu đay để thừa để giữ cho cây cói không bị bong ra khi sử dụng. Bất kể ngày hay đêm, đâu đó tại các thôn làng ở xã Nga Tiến, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, luôn rộn rã những âm thanh của tiếng máy đánh sợi, tiếng khung dệt cói.
Do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 hoành hành, đầu ra của sản phẩm cói phục vụ du lịch và xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Vất vả là thế nhưng sâu thẳm trong lòng, những người dân ở đây vẫn luôn ấp ủ niềm hy vọng được gắn bó và phát triển với nghề cói. Nhiều chính sách hỗ trợ, định hướng để người dân đa dạng hóa sản phẩm từ cói, mở rộng thị trường với sự chung tay của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn đã được triển khai rộng rãi.
Nhiều năm qua, người dân Nga Sơn và các huyện lân cận đã nhận được sự hỗ trợ kinh phí từ chính quyền địa phương, đặc biệt là của doanh nghiệp đã tổ chức những lớp đào tạo, nâng cao tay nghề làm cói. Không chỉ dừng lại ở chiếu cói, cói còn được làm thành túi xách, mũ, đồ lưu niệm và nhiều vật dụng thiết yếu, đẹp mắt… sản phẩm đa dạng, giúp cói Nga Sơn dễ dàng tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế. Mong rằng, trong tương lai không xa, việc phát triển ngành nghề truyền thống sẽ gắn liền với phát triển du lịch sinh thái và khai thác các danh lam thắng cảnh huyền ảo mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Nga Sơn, góp phần làm giàu cho vùng cói ngút ngàn này.
Phương Nhi
Tin khác
-
Thương mại song phương Việt Nam - Philippines đạt trên 8,6 tỷ USD
-
Phiên chợ 'Tết xanh - Quà Việt' quy tụ gần 1000 sản phẩm OCOP
-
Giá vàng và ngoại tệ ngày 24/1: Nhẫn trơn và SJC biến động nhẹ, USD quanh mốc 108
-
Dự báo thời tiết ngày 24/1: Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa vài nơi
-
Hội báo Xuân Quảng Ninh 2025: Lan tỏa tinh thần văn hóa và đổi mới
-
FPT Long Châu tặng quà cho thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành
Thủ tướng nêu 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh
(THPL) – Tại phiên thảo luận trong khuôn khổ WEF ở Thụy Sĩ, Thủ tướng nhấn mạnh trong kỷ nguyên thông minh, một ASEAN thành công cần đảm...23/01/2025 21:08:12Ban hành Bộ quy tắc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
(THPL) - Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng nhằm thúc đẩy môi trường mạng an toàn, lành mạnh, văn minh, góp phần...23/01/2025 16:18:47Xăng RON 95 giảm về sát mốc 21.000 đồng/lít từ 15h hôm nay
(THPL) - Trên cơ sở điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đồng loạt tiến hành điều chỉnh giá...23/01/2025 15:40:25Cá nhân hóa không gian sống với biệt thự song lập kiểu Nhật The Miyabi
(THPL) - Biệt thự song lập Bespoke của phân khu phong cách Nhật The Miyabi - Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) là dòng sản phẩm được thiết...23/01/2025 15:50:51
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024