Thủ tướng yêu cầu thần tốc thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine
(THPL) - Ngày 10/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống COVID-19 thời gian qua và phương hướng thời gian tới.
Tin liên quan
- Quốc hội sẽ họp bàn về tinh gọn bộ máy vào tháng 2/2025
Tỉnh Thanh Hóa có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế đa ngành
Quốc hội duyệt chi 110.000 tỷ đồng để chi lương trong năm 2025
Tên gọi dự kiến của các Bộ sau sắp xếp, hợp nhất bộ máy
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp xúc cử tri huyện Thường Xuân, Thanh Hóa
» Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi
» Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai
» Thủ tướng Chính phủ yêu cầu không để dịch tả lợn Châu Phi lây lan diện rộng
Theo báo Tổ quốc, báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đến ngày 10/12/2021, thế giới ghi nhận hơn 268 triệu ca mắc COVID-19, hơn 5,3 triệu trường hợp tử vong. Trong tuần, đã ghi nhận hơn 4,3 triệu ca mắc mới, gần 50.000 trường hợp tử vong. So với tuần trước, số mắc tăng 8%, tử vong tăng 1%.
Tại Việt Nam, đến nay, tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, số ca mắc cộng đồng và tử vong tiếp tục có xu hướng gia tăng ở nhiều địa phương trên cả nước (trong tuần, số mắc cộng đồng tăng tại 40 tỉnh, thành phố). Dịch bệnh đã lưu hành trong cộng đồng, có nguy cơ xuất hiện các ổ dịch mới, có khả năng bùng phát bất cứ lúc nào, nhất là tại các địa phương có mật độ dân cư cao, giao thương, đi lại lớn.
Thời gian tới, cần tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là giám sát phát hiện sớm, điều trị giảm bệnh nặng, tử vong và tiêm chủng vaccine do thời tiết chuyển mùa Đông-Xuân thuận lợi cho sự phát triển, lây lan của virus, gia tăng giao thương đi lại dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2022 và nguy cơ xâm nhập của biến chủng mới. Bên cạnh đó, có tâm lý chủ quan, lơ là, mất cảnh giác của một số đơn vị, người dân trong việc thực hiện quy định về phòng, chống dịch sau một thời gian dài nới lỏng giãn cách xã hội.
Đến nay, Việt Nam đã ký hợp đồng, mua, nhận viện trợ, tài trợ tổng số 211 triệu liều vaccine phòng COVID-19; đã tiếp nhận 156,4 triệu liều; đã phân bổ 143,4 triệu liều (còn khoảng 13 triệu liều đang tiến hành các thủ tục kiểm định chất lượng, xuất xưởng). Cả nước đã tiêm được 131 triệu liều.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao nỗ lực của ban chỉ đạo các cấp, sự hưởng ứng của nhân dân, sự hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian qua và nhất là sau khi Nghị quyết 128 được ban hành. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, dịch bệnh có diễn biến phức tạp, số ca mắc mới hằng ngày có xu hướng gia tăng, số ca tử vong tăng tại một số địa phương...
Theo báo Chính phủ, về các biện pháp trọng tâm trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu trước hết tuyệt đối không lơ là, chủ quan mất cảnh giác, cũng không lo sợ, hốt hoảng, mất bình tĩnh trước dịch bệnh, đặc biệt là nâng cao ý thức của người dân trong phòng, chống dịch.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện Nghị quyết 128 theo đúng tinh thần an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, phù hợp diễn biến, tình hình theo từng thời kỳ và từng biến chủng. "Kiên trì thực hiện nhất quán trên toàn quốc các quy định của Nghị quyết 128, kiên trì thực hiện 3 trụ cột trong phòng chống dịch (cách ly, xét nghiệm, điều trị) và công thức 5K + vaccine + thuốc + công nghệ + đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác”, Thủ tướng nêu rõ.
Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu các địa phương không được ban hành các biện pháp trái quy định của Trung ương, nếu triển khai các quy định khác với nguyên lý chung hoặc nếu thấy các biện pháp của Trung ương không phù hợp tình hình thực tiễn thì báo cáo ngay Ban Chỉ đạo Trung ương để bổ sung, điều chỉnh. "Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương luôn luôn mở về điều này", Thủ tướng nhấn mạnh.
Thứ ba, thần tốc hơn nữa trong đáp ứng nhu cầu vaccine và thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine để đạt mục tiêu đề ra. Bộ Y tế tiếp tục hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tiêm vaccine bảo đảm an toàn, khoa học, hợp lý, hiệu quả; rà soát lại các quy trình, công đoạn liên quan tới vaccine, tránh xảy ra và khắc phục các sự cố.
“Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tiêm vét vaccine, ai chưa tiêm buộc phải tiêm, ai cương quyết không tiêm thì phải xử lý bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật, ví dụ nếu không tiêm thì chữa bệnh phải trả tiền. Không để thiếu vaccine và lực lượng tiêm vaccine”, Thủ tướng quán triệt.
Thủ tướng yêu cầu, khẩn trương rà soát, tiêm ngay cho các đối tượng chưa được tiêm, chưa tiêm đủ mũi, nhất là đối với người cao tuổi, người mắc bệnh nền; lập danh sách người thuộc nhóm nguy cơ cao để quản lý, tiêm vaccine, hỗ trợ tiếp cận dịch vụ y tế sớm, điều trị kịp thời...
Thứ tư, phải có kế hoạch cụ thể về bảo đảm cung ứng thuốc điều trị, các địa phương đề xuất, Bộ Y tế tổng hợp, tập trung chỉ đạo việc bảo đảm nguồn, phân bổ kịp thời thuốc điều trị; đối với các loại thuốc thiết yếu, phải có cơ số dự phòng phù hợp cho tình huống dịch bệnh diễn biến xấu. Đồng thời, tạo điều kiện tối đa để thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm, sản xuất vaccine và thuốc điều trị Covid-19 trong nước, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả. Triển khai ngay các cơ chế, chính sách liên quan sau khi được cấp có thẩm quyền đồng ý để đáp ứng ngay nhu cầu thuốc điều trị cho nhân dân, nghiên cứu xã hội hóa việc cung ứng thuốc, bảo đảm công bằng, dân chủ, khách quan, tránh tiêu cực, lợi ích nhóm...
Thứ năm, các địa phương cân đối nguồn lực để tăng cường năng lực y tế dự phòng và y tế cơ sở; Bộ Y tế, chủ động triển khai các công việc theo thẩm quyền và báo cáo cấp có thẩm quyền nếu cần thiết. Cùng với phòng chống dịch, phải bảo đảm việc khám chữa các loại bệnh khác cho nhân dân.
Thứ sáu, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, các tỉnh, thành phố rà soát và thực hiện công tác bảo đảm an sinh xã hội theo đúng tinh thần Nghị quyết 86 của Chính phủ; biểu dương, khen thưởng những nơi làm tốt, kiểm điểm trách nhiệm, xử lý những nơi làm không tốt, làm không đúng; dứt khoát không để ai thiếu ăn thiếu mặc, thiếu chăm sóc y tế khi cần. Cùng với đó, tiếp tục khôi phục thị trường lao động và đề xuất chính sách phù hợp với lực lượng tuyến đầu.
Thứ bảy, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan tham mưu, triển khai việc khôi phục các đường bay quốc tế bảo đảm an toàn, theo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh tại cuộc họp ngày 9/12.
Về sản xuất, kinh doanh, các địa phương phải bàn bạc, thảo luận với các doanh nghiệp và người dân để triển khai các biện pháp, phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn để vừa phòng, chống dịch tốt, vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Các cơ quan, địa phương sớm đề xuất cụ thể về vấn đề nhà ở cho công nhân.
Thủ tướng yêu cầu có kế hoạch truyền thông chủ động, kịp thời, đi trước một bước, bảo đảm đa dạng, phong phú, linh hoạt; dứt khoát không để khủng hoảng truyền thông; sớm hoàn thiện về công nghệ trong phòng, chống dịch bởi “không có thời cơ nào thúc đẩy chuyển đổi số nhanh như lúc này”.
Cùng với đó, các bộ ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong quá trình chống dịch, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.
Thủ tướng giao Bộ Y tế, Bộ Tài chính và các cơ quan xử lý các kiến nghị của địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; nếu vượt quá thẩm quyền thì báo cáo cấp trên.
Phương Linh (tổng hợp)
Tin khác
-
Katakill: Thuốc trừ sâu sinh học thay đổi "cuộc chơi" trên đồng ruộng Việt Nam
-
Soi loạt “hàng hiệu” của ngành khách sạn đang đổ bộ Phú Quốc
-
VPBankS Talk 04 “Vững vàng vượt sóng gió”: Nơi khai mở ý tưởng đầu tư cho năm 2025
-
Giá vàng và ngoại tệ ngày 10/12: Nhẫn trơn và vàng miếng SJC bật tăng, USD quanh mốc 106
-
Thủ tướng yêu cầu các địa phương chủ động phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn
-
Dự báo thời tiết ngày 10/12: Bắc Bộ tăng nhiệt trước khi đón rét đậm, rét hại
Tuyển Việt Nam thắng đậm Lào, tạm xếp trên Indonesia
(THPL) - Tối 9/12 tại Viêng Chăn, Đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng với tỷ số 4-1 trước Lào trong trận ra quân tại bảng B AFF Cup 2024.10/12/2024 07:15:34Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng 2024: Đoàn Việt Nam giành ngôi vô địch
(THPL) - Kết thúc Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024, Đoàn vận động viên chủ nhà (Hiệp hội thể thao CAND Việt Nam) đã xuất sắc...10/12/2024 09:17:14Ngành du lịch Quảng Ninh tăng tốc, sớm hoàn thành mục tiêu đón 19 triệu lượt khách
(THPL) – Hiện nay, ngành du lịch Quảng Ninh đang nỗ lực triển khai thực hiện nhiều giải pháp để hiện thực hoá mục tiêu đón 19 triệu...09/12/2024 20:35:57Việt Nam đã xuất khẩu hơn 90.000 tấn quế, thu về gần 250 triệu USD
(THPL) - Tính chung 11 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu được 90.270 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 249,2 triệu USD.09/12/2024 19:37:49
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
LPBank: Đổi mới, sáng tạo cùng cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life 2024
(THPL) - Sau 5 tháng diễn ra với sự đồng hành của LPBank trên cương vị là nhà tài trợ kim cương, cuộc thi quốc tế “Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life 2024” đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ khi đưa ra các sản phẩm và giải pháp công nghệ số xuất sắc, ứng dụng vào thực tiễn phục vụ tiến trình chuyển đổi số quốc gia. - Người nổi tiếng dùng xe VinFast: Tự hào khi sử dụng sản phẩm của thương...
- Công viên Lễ hội: Tâm điểm đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group tại Hà Nam
- Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Chè cổ trăm năm tuổi làm nên thương hiệu vang danh vùng đất Tân Cương
Thái Nguyên từ lâu đã nổi tiếng với danh xưng “Đệ nhất danh trà”, một biểu tượng của văn hóa trà Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng, trên miền trung du này, có một giống chè cổ đã làm nên thương hiệu vang danh chè Thái. - Nhiều công trình và điểm đến của Sun Group được trao giải World Travel...
- Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet,...
- Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024