10:09 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Thủ tướng Phạm Minh Chính thông qua gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng

09:03 02/07/2021

(THPL) - Chiều ngày 1/7, tại buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Nghị quyết 68 để hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn do COVID-19 với số tiền hỗ trợ khoảng 26.00 tỷ đồng.

Báo VTC News đưa tin, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết thêm việc hỗ trợ thực hiện với những người bị ảnh hưởng do đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4.

Trong bối cảnh dịch bệnh, ngành lao động, thương binh và xã hội đã chủ trì, cùng các bộ ngành, cơ quan trung ương bàn bạc, cho chủ trương về việc ban hành một số chính sách hỗ trợ người dân.

Nghị quyết 68 có 4 nguyên tắc cơ bản. Thứ nhất là đảm bảo hỗ trợ kịp, thời, đúng đối tượng, công khai minh bạch. Thứ hai thiết kế chính sách kỳ này cố gắng làm sao đơn giản nhất, dễ nhất cho người lao động tiếp cận chính sách. Thủ tục hành chính trong Nghị quyết này so với Nghị quyết 42 giảm tới 2/3. Thứ 3 là đảm bảo khả thi, trong đó các đối tượng được hỗ trợ chủ yếu hỗ trợ 1 chính sách. Trong một đối tượng không hỗ trợ 2 lần, trừ một số đối tượng đặc biệt. Thứ 4 là phát huy tính chủ động của các cấp, các ngành, địa phương, căn cứ vào điều kiện cụ thể để linh hoạt triển khai, đảm bảo mục tiêu, nguyên tắc và kịp thời các chính sách hỗ trợ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thông qua gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng (ảnh minh họa)

Cũng theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, trong Nghị quyết 68 có 12 chính sách hỗ trợ như sau:

1. Giảm mức đóng bảo hiểm xã hội về tai nạn nghề nghiệp.

2. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất. Chính sách này tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết 42 nhưng mức tiêu chí giảm nhiều so với Nghị quyết 42. Thời gian áp dụng là 12 tháng.

3. Chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động.

4. Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.

5. Chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc.

6. Chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.

7. Chính sách hỗ trợ bổ sung và trẻ em.

8. Hỗ trợ người lao động trong các đơn vị hoạt động nghệ thuật phải nghỉ để phòng chống dịch. Mức hỗ trợ là 3,7 triệu đồng/người. Đây là hỗ trợ người làm nghệ thuật giữ chức danh hạng 4, lương ở mức khởi điểm là 1,6 và họ mất việc từ 15 ngày trở lên. Tổng số lao động có khoảng 2.000 người trên cả nước.

Hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch (được cấp thẻ hành nghề, bị ảnh hưởng sâu, mất việc từ 15 ngày trở lên).

9. Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với người phải điều trị nhiễm COVID-19 (F0), từ ngày 27/4/2021 đến hết ngày 31/12/2021, thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế nhưng tối đa 45 ngày.

Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với người phải thực hiện cách ly y tế (F1) theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ ngày 27/4/2021 đến hết ngày 31/12/2021, thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày.

10. Hộ kinh doanh bị ảnh hưởng vì COVID-19, mức hỗ trợ ấn định là 3 triệu đồng/lần.

11. Chính sách cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất.

12. Hỗ trợ người lao động tự do. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của các địa phương để xây dựng chính sách cụ thể nhưng không ít hơn 1,5 triệu đồng/người/tháng hoặc mức 50.000 đồng/người/ngày...

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho hay, người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II là gần 1,2 triệu người - tăng 87.000 người so với quý trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II/2021 là 2,62% - tăng 0,2% so với quý trước.Tính chung 6 tháng đầu năm, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là hơn 1,1 triệu người, tăng hơn 100.000 người so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong hơn 70.000 đóng cửa trong 6 tháng đầu năm có: 35.600 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước; 24.700 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 25,7%; 9.900 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 33,8%.

Trung bình mỗi tháng có 11.700 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tương đương gần 400 doanh nghiệp/ngày).

Tuấn Anh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu