Thất nghiệp vì dịch bệnh, giáo viên mầm non chật vật kiếm sống
(THPL) - Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, các trường học tại Hà Nội đều đóng cửa từ tháng 5, nhiều giáo viên mầm non không có thu nhập phải chật vật tìm kế mưa sinh. Có những gia đình phải gửi con về quê, dành thời gian kiếm việc làm thêm từ những nguồn khác nhau.
Tin liên quan
- Bệnh sởi tăng nhanh, TP.HCM đã ghi nhận 2.805 ca mắc
Trường Cao đẳng Công nghệ Sài Gòn tổ chức Ngày Hội Thông tin Tuyển sinh – SGT Open Day
Người dân cần chủ động phòng tránh các bệnh hô hấp khi trời chuyển lạnh
Bộ GD&ĐT sẽ cân nhắc việc bỏ xét tuyển sớm
Vinamilk đồng hành các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
» Vật vã mưu sinh trong "chảo lửa" Hà Nội những ngày nắng nóng kỷ lục
» Dịch Covid-19 khiến người mua nhà, mua xe trả góp lao đao với các khoản nợ ngân hàng
» Đã hỗ trợ gần 6 nghìn tỷ đồng cho các đối tượng ảnh hưởng dịch COVID-19
Theo Zing.vn đưa tin, chị Nguyễn Thị Ngà, giáo viên tại một trường mầm non thuộc quận Ba Đình phải nghỉ làm do dịch COVID-19. Chị Ngà mất đi nguồn thu nhập chính, sinh hoạt phí của gia đình chủ yếu trông chờ từ tiền lương của chồng. Chị Ngà chia sẻ: “Chi phí hàng tháng của gia đình là 3 triệu tiền nhà, 5 triệu tiền ăn và mua sữa cho con, khoản sinh hoạt khác rất tiết kiệm là 500.000 đồng".
Nghỉ dịch ở nhà không chỉ mất đi thu nhập mà chi phí sinh hoạt cũng tăng lên. Từ đầu tháng 7, chị cùng con gái về quê, còn chồng vẫn ở Hà Nội làm việc. Chị cũng tranh thủ tìm một số cửa hàng xin làm nhân viên nhưng tình trạng chung đều cắt giảm nhân sự. Hiện tại, nữ giáo viên vẫn thất nhiệp và không biết khi nào có thể trở lại trường dạy học.
Cùng nỗi lo, chị Trang, 23 tuổi (Đống Đa, Hà Nội), cũng phải cắt giảm tối đa chi phí sinh hoạt trong mùa dịch. Tháng 4, Trang đi làm tại trường mầm non sau 6 tháng nghỉ thai sản thì đến tháng 5, công việc phải dừng do dịch COVID-19 tái bùng phát. Trang chia sẻ: “Lúc đó mình cảm thấy buồn và bất lực. Vì làm việc tại trường mầm non tư thục nên trong thời gian nghỉ thai sản mình không được nhận lương và trợ cấp".
Thời điểm chưa có dịch, thu nhập mỗi tháng của Trang khoảng 5 triệu đồng. Ngoài ra, Trang nhận làm nail tại nhà khi có khách yêu cầu. Chồng của Trang là lao động tự do, mỗi tháng thu nhập khoảng 5 triệu đồng. Sau khi nhận thông báo tạm thời nghỉ làm tại nhà từ đầu tháng 5, Trang bắt đầu bán đồ dùng của trẻ sơ sinh trên Facebook để dùng cho con và kiếm thêm thu nhập. Mới bắt đầu công việc, lượng khách mua chưa nhiều, Trang đủ trả tiền bỉm, sữa cho con.
Tình hình dịch bệnh căng thẳng, thành phố thực hiện giãn cách xã hội, nên Trang phải tạm dừng làm thêm, việc bán hàng trên Facebook cũng bị ngưng trệ vì không thể nhập hàng.
Báo VnExpress cho hay, chị Hoàng Thị Bình, 36 tuổi giáo viên một trường mẫu giáo ở quận Thanh Xuân cho biết, đầu tháng 5, khi các trường học ở Hà Nội đóng cửa vì dịch bệnh, chị cũng phải loay hoay tìm cách mưu sinh. Chồng chị là tài xế taxi, trước đây là trụ cột kinh tế gia đình, nay cũng lao đao vì vắng khách.
"Bỏ lại đằng sau sự sĩ diện, chỉn chu, chuẩn mực của một cô giáo, tôi ra đường bán hoa quả. Cuộc đời tôi thực sự sang trang mới khi bước vào nghề chợ búa với những bon chen, vất vả", chị Bình chia sẻ.
Còn với chị Trần Thu Hằng (Mỹ Đình, Hà Nội), cả tháng chỉ chốt được 5-6 đơn hàng online. Chị bán đủ loại mặt hàng, chỉ cần đăng bài và ăn hoa hồng theo mỗi đơn hàng. Trung bình mỗi đơn chốt được, chị hưởng 10.000-15.000 đồng.
Chị Hằng vốn là chủ trường mầm non nhưng đã phải giải thể cơ sở một sau hai đợt dịch đầu mà chưa thu hồi đủ vốn. Sau đó chị tiếp tục chung với một người khác mở cơ sở hai nhưng rồi lại phải đóng cửa vì dịch.
Nghỉ dịch chị Hằng cũng phải xoay sở đủ kiểu. Ngoài bán hàng online, chị còn giúp việc theo giờ và trông trẻ. Công việc dọn dẹp theo giờ khá mệt, luôn chân tay và không đều. Chưa quen việc nên chị không dám nhận làm cả ngày, chỉ làm ba tiếng buổi sáng hoặc chiều, với tiền công 50.000 đồng/giờ.
Theo UBND TP Hà Nội, hơn 17.500 người làm việc ở cơ sở giáo dục ngoài công lập, chủ yếu là bậc mầm non bị hoãn hợp đồng lao động. Nghỉ việc không lương, chấm dứt hợp đồng lao động. Số chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục phải dừng hoạt động là 2.740. Để giải quyết khó khăn trên, ngày 13/8, HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết hỗ trợ người bị ảnh hưởng do COVID-19. Cụ thể: Người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập có ký hợp đồng lao động, nhưng phải tạm hoãn thực hiện lao động, nghỉ việc không lương do cơ sở tạm dừng hoạt động để phòng chống dịch. Điều kiện hỗ trợ là thời gian nghỉ việc không lương từ 30 ngày liên tục trở lên, tính từ 1/5 đến 31/12, mức 1,5 triệu đồng/người. Người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập phải chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 1/5 đến 31/12 do cơ sở dừng hoạt động để phòng chống dịch. Mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người. Chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục (trụ sở chính trên địa bàn Hà Nội) phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên từ 1/5 đến 31/12 để phòng chống dịch. Mức hỗ trợ 3 triệu đồng/chủ cơ sở. Ngoài ra người lao động được hỗ trợ bổ sung một triệu đồng/người nếu đang mang thai hoặc đang nuôi con từ 6 tuổi trở xuống. Nguyên tắc mỗi đối tượng chỉ hỗ trợ một lần trong một chính sách; không hỗ trợ đối tượng không tự nguyện tham gia. |
Thanh Mai (tổng hợp)
Tin khác
-
Thủ tướng yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản
-
Cư dân: “Cuộc sống ý nghĩa hơn khi chuyển về Vincom Shophouse Royal Park”
-
Dự báo giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày mai 12/12
-
Bệnh sởi tăng nhanh, TP.HCM đã ghi nhận 2.805 ca mắc
-
Thanh Hóa: Họp báo cưỡng chế dự án Trường Tiểu học và THCS dân lập Thanh Hóa
-
Khai trương công viên logistics lớn và hiện đại nhất Việt Nam
Từ 1/2/2025, phạt tới 100 triệu đồng nếu vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn
(THPL) - Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn là 50 triệu đồng đối với cá nhân...11/12/2024 14:36:25Phát hiện hàng chục cá thể lợn rừng chết dọc khe suối trong Vườn quốc gia Pù Mát
(THPL)- Ngày 9/12, trao đổi với phóng viên Thương hiệu và Pháp luật, ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Pù Mát (huyện Con...11/12/2024 14:27:45TP.HCM: Hơn 17.300 doanh nghiệp nợ 3.055 tỷ đồng bảo hiểm xã hội
(THPL) - Tại TP.HCM có 17.365 doanh nghiệp đang nợ bảo hiểm xã hội từ 3 tháng trở lên với 3.055 tỷ đồng, với 93.000 người lao động.11/12/2024 14:29:54Chuyển 19 tập đoàn, tổng công ty về bộ chuyên ngành theo nguyên tắc "người đi theo việc"
(THPL) - Theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, nguyên tắc chuyển giao các tập đoàn, tổng công ty về bộ quản lý ngành là "người phải theo việc,...11/12/2024 11:50:12
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
LPBank: Đổi mới, sáng tạo cùng cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life 2024
(THPL) - Sau 5 tháng diễn ra với sự đồng hành của LPBank trên cương vị là nhà tài trợ kim cương, cuộc thi quốc tế “Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life 2024” đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ khi đưa ra các sản phẩm và giải pháp công nghệ số xuất sắc, ứng dụng vào thực tiễn phục vụ tiến trình chuyển đổi số quốc gia. - Người nổi tiếng dùng xe VinFast: Tự hào khi sử dụng sản phẩm của thương...
- Công viên Lễ hội: Tâm điểm đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group tại Hà Nam
- Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Chè cổ trăm năm tuổi làm nên thương hiệu vang danh vùng đất Tân Cương
Thái Nguyên từ lâu đã nổi tiếng với danh xưng “Đệ nhất danh trà”, một biểu tượng của văn hóa trà Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng, trên miền trung du này, có một giống chè cổ đã làm nên thương hiệu vang danh chè Thái. - Nhiều công trình và điểm đến của Sun Group được trao giải World Travel...
- Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet,...
- Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024