07:21 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Đã hỗ trợ gần 6 nghìn tỷ đồng cho các đối tượng ảnh hưởng dịch COVID-19

Thanh Tâm (tổng hợp) | 10:50 12/08/2021

(THPL) - Chiều tối 11/8, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2021 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn.

Theo báo Lao động, báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 7 tháng đầu năm 2021 ước đạt 913 nghìn tỷ đồng, bằng 68% dự toán, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước ước đạt 810,6 nghìn tỷ đồng, bằng 48% dự toán.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2021 tăng 0,62% so với tháng trước, tăng 2,64% so với tháng 7/2020. Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, CPI bình quân tăng 1,64% so với cùng kỳ năm 2020.

Hơn 12 triệu lao động, gần 376.000 người sử dụng lao động nhận được hỗ trợ. Ảnh minh họa

Báo VTV News đưa tin, liên quan tới lĩnh vực lao động, việc làm, báo cáo cho biết, các ngành, các cấp, các địa phương đã tập trung, khẩn trương triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP, thành lập Ban Chỉ đạo và ban hành Kế hoạch triển minh khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP; đơn giản hóa, rút ngắn quy trình, thủ tục xác định các nhóm đối tượng được hỗ trợ để bảo đảm kinh phí hỗ trợ đến tay thi người dân gặp khó khăn một cách nhanh nhất.

Đến nay các địa phương đang tích cực triển khai thực hiện chi trả trợ cấp cho người dân theo 12 chính sách quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP. Trong đó, ngành bảo hiểm xã hội đã hoàn tất cả thủ tục, gửi thông báo đến 375.335 đơn vị đang sử dụng hơn 11,2 triệu lao động dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Thời gian miễn đóng bảo hiểm áp dụng trong 12 tháng (đến hết tháng 6/2022).

Đến nay, đã thực hiện hỗ trợ 12,1 triệu lao động và gần 376 nghìn người sử dụng lao động với tổng kinh phí trên 5,7 nghìn tỷ đồng. Đồng thời hỗ trợ người dân thông qua chính sách giảm giá điện, giá nước, dịch vụ viễn thông cho người dân, doanh nghiệp với quy mô khoảng trên 10 nghìn tỉ đồng.

Báo cáo cũng nêu rõ, các cấp, các ngành đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương theo dõi chặt chẽ, nắm tình hình lao động, nhất là trong các khu công nghiệp, để kịp thời có phương án hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động. Hướng dẫn thực hiện chính sách lao động, tiền lương cho doanh nghiệp và nhiều người lao động, góp phần ổn định tình hình quan hệ lao động trong doanh dự nghiệp, giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 đến thu nhập, tiền lương của người lao động.

Trước đó, trả lời phỏng vấn của báo Chính phủ điện tử về triển khai Nghị quyết 68 và Quyết định 23, 12 chính sách hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh cho biết: Ngay sau khi Nghị quyết 68 và Quyết định 23 được ban hành, Bộ đã tổ chức họp trực tuyến triển khai đến tất cả các địa phương trên toàn quốc. Sau 1 tháng triển khai Nghị quyết 68 và Quyết định 23 đã đạt được kết quả bước đầu: 63/63 tỉnh, thành phố đã ban hành Kế hoạch triển khai.

Về tiến độ chi trả, 12 chính sách được chia làm 3 nhóm, trong đó: Chính sách về bảo hiểm đã hỗ trợ cho hơn 12 triệu lao động với số tiền khoảng 4.400 tỷ đồng; Chính sách hỗ trợ tiền mặt đã hỗ trợ cho hơn 1 triệu lao động với số tiền là trên 1.300 tỷ đồng; Chính sách cho vay trả lương và phục hồi sản xuất đã hỗ trợ cho hơn 42.000 lao động với số tiền là trên 170 tỷ đồng.

Theo đánh giá của chúng tôi, chính sách đang triển khai đạt hiệu quả nhất đó là chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Cơ quan bảo hiểm xã hội đã rà soát và thông báo cho khoảng 375.000 đơn vị sử dụng lao động với gần 11 triệu người được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ tháng 7/2021 đến hết tháng 6/2022. 

Thanh Tâm (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu