05:40 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Thanh tra thuế của Grab và Uber từ khi thành lập đến nay

15:16 11/07/2017

(THPL) – Nghịch lý nhiều xe, ít thuế, cả Uber và Grab đều bị “soi” thuế để so sánh với các công ty taxi truyền thống.

Mới đây, Tổng cục Thuế vừa có văn bản yêu cầu Cục Thuế TP.HCM thu thập dữ liệu để thanh tra việc nộp thuế từ khi thành lập đối với Công ty TNHH Uber B.V Hà Lan và Công ty TNHH GrabTaxi. Ngoài ra, Cục Thuế TP.HCM cũng phải kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ đối với hai doanh nghiệp taxi truyền thống trên địa bàn quản lý.

Các hãng taxi truyền thống cho rằng, phải chịu nhiều loại thuế, phí. Trong khi Uber, Grab chỉ chịu mức thuế chiếm từ 4 đến 5 % doanh thu.

Theo đó, với khoảng 30.000 xe tại Hà Nội và TP.HCM, các hãng taxi truyền thống phải nộp thuế trung bình 2.000 tỷ đồng hàng năm. Trong khi, ngành thuế chỉ thu được khoảng 20 tỷ mỗi năm từ 31.000 xe hợp đồng đang hoạt động như taxi, phần lớn tham gia loại hình ứng dụng Uber, Grab.

Khoảng 31.000 xe tham gia loại hình ứng dụng Grab, Uber tại Hà Nội và TP HCM. Ảnh minh họa.

Ông Cao Anh Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết trên Đất Việt: “Việc khai nộp thuế của Uber, Grab bắt đầu thời điểm nào, đã nộp thuế cho giai đoạn nào, người thực hiện kê khai, nộp thuế, tỷ lệ tính thuế, tổng số thuế đã nộp, chi tiết theo năm, theo sắc thuế, so với taxi truyền thống thì khác nhau như thế nào”.

Theo yêu cầu, Tổng cục Thuế yêu cầu Cục thuế TP.HCM lựa chọn thanh tra việc chấp hành nghĩa vụ thuế đối với 2 doanh nghiệp taxi truyền thống trên địa bàn.

Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh cho rằng, trong chừng mực nào đó, Bộ Tài chính còn thiếu trách nhiệm trong quản lý thu thuế đối với loại hình xe hợp đồng điện tử như Uber, Grab.

Yêu cầu thanh tra của Tổng cục Thuế được đưa ra 1 ngày sau cuộc đối thoại về vận tải hành khách bằng xe taxi và các nội dung thí điểm ứng dụng hợp đồng điện tử tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT) hôm 28/6.

Bà Nguyễn Thị Hạnh - Vụ trưởng Quản lý thuế thu nhập cá nhân cho rằng cần phải đưa ra một chính sách thuế phù hợp để các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam thực hiện hoạt động kinh doanh nhưng không có tư cách pháp nhân, sổ sách kế toán có thể thực hiện nghĩa vụ thuế.

Theo bà Hạnh, trong trường hợp các doanh nghiệp này không có sổ sách kế toán thì phải nộp thuế bằng cách ấn định trên doanh thu, bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Hiện tại, mức thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu lần lượt là 3% và 2%.

Tuy nhiên, đại diện các hãng taxi công nghệ khẳng định họ không trốn thuế. "Grab là công ty công nghệ và không sở hữu bất cứ phương tiện giao thông nào. Chúng tôi kết hợp với các hợp tác xã và các nhà cung cấp dịch vụ vận tải để khai thác lượng xe nhàn rỗi, sẵn có đã được đăng ký của họ", Jerrry Jim - Giám đốc Grab Việt Nam chia sẻ.

Ông Jim nhấn mạnh: "Chúng tôi hiểu rằng một trong những mối quan tâm của Chính phủ hiện nay là giảm ùn tắc giao thông. Chúng tôi đang làm việc tích cực với các cơ quan chức năng để hoàn thiện phù hợp với luật pháp Việt Nam".

Trong thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải sẽ cung cấp thông tin cho ngành thuế để minh bạch việc đóng thuế của Uber và Grab. Ông Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Giao thông Vận tải cho biết sẽ làm việc với Bộ Tài chính, đặc biệt là Tổng cục thuế để chia sẻ các tài liệu và tính toán các phương án quản lý thuế toán chặt chẽ hơn, tránh tình trạng không bình đẳng về thuế.

Theo Tổng cục Thuế, không chỉ Uber, Grab mà quá nửa doanh nghiệp taxi truyền thống đều báo lỗi trong thời gian vừa qua nên không nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp taxi truyền thống có nộp thuế nhưng rất thấp.

Hùng Lâm (T.H)

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu