20:45 ngày 20/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Thanh toán di động Việt Nam xếp thứ 3 thế giới về tỷ lệ người dùng

16:45 17/08/2021

(THPL) - Theo số liệu thống kê từ báo cáo Triển vọng thị trường kỹ thuật số 2021 của Statista, ba quốc gia châu Á gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam nằm trong top những quốc gia có tỷ lệ người dùng thanh toán qua di động.

Theo VnEconomy đưa tin, báo cáo Triển vọng thị trường kỹ thuật số Statista cho biết, Trung Quốc là quốc gia có tỷ lệ người dùng sử dụng hình thức thanh toán qua điện thoại di động cao nhất thế giới với hơn 500 triệu người - chiếm 39,5% dân số. Con số này bao gồm cả việc thanh toán tại các cửa hàng, nhà hàng cũng như gian hàng trực tuyến. Xếp vị trí thứ hai là Hàn Quốc với tỷ lệ 29,9%, theo sau là Việt Nam với 29,1%.

Tại Trung Quốc, thị trường ứng dụng thanh toán đang phát triển bùng nổ và hiện được thống trị bởi Alipay và WeChat Pay. Hai ứng dụng này được sử dụng rộng rãi trên nhiều nền tảng và tại hàng triệu của hàng, kể cả các sạp hàng ở chợ truyền thống. Trung Quốc sở hữu lượng doanh nghiệp nhỏ đông đảo và hầu hết quá độ từ tiền mặt sang ứng dụng thanh toán, bỏ qua các loại thẻ như thẻ tín dụng.

Tỷ lệ người dùng thanh toán qua di động và giá trị giao dịch bình quân trên mỗi người dùng năm 2021. Nguồn: Statista.

Tuy nhiên, xét về tổng giá trị giao dịch bình quân năm trên một người dùng, Trung Quốc thua xa so với Mỹ và một số nước châu Âu như Anh, Na Uy, Italy. Statista dự báo, một khách hàng Trung Quốc bình quân chi khoảng 2.300 USD qua các ứng dụng thanh toán trong năm 2021. Trong khi đó, con số này là hơn 7.000 USD tại Anh và gần 8.000 USD tại Mỹ.

Tuy nhiên, không phải quốc gia châu Âu nào cũng có giá trị tiêu dùng qua ứng dụng thanh toán cao. Mức chi dự báo của người dùng Tây Ban Nha và Đức lần lượt là hơn 1.800 USD và hơn 1.500 USD. Trong khi đó, tại các quốc gia đang phát triển châu Á như Ấn Độ, Việt Nam, dù tỷ lệ sử dụng ứng dụng thanh toán cao hơn bình quân toàn cầu, mức chi của mỗi khách hàng thấp, ước tính chỉ đạt lần lượt 80 USD và 74 USD trong năm nay.

Trang CafeF thông tin thêm, theo dữ liệu nghiên cứu của tập đoàn Visa, lượng giao dịch thanh toán không tiếp xúc của người tiêu dùng Việt Nam đã tăng 230% vào quý 1/2021. Sự tăng trưởng của việc thanh toán không tiền mặt được cho là nhờ xu hướng sử dụng ví điện tử, thanh toán không tiếp xúc và thanh toán mã QR của người tiêu dùng Việt Nam.

Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc tập đoàn Visa tại Việt Nam và Lào, cho biết: "Kể từ khi COVID-19 bùng phát, chúng tôi nhận thấy rằng thói quen mua sắm và thanh toán của người tiêu dùng Việt Nam đã thay đổi đáng kể khi mọi người mong muốn trải nghiệm mua sắm an toàn hơn, tiện lợi hơn. Đó là lý do tại sao chúng ta đang thấy nhiều người lần đầu tiên sử dụng thanh toán không tiếp xúc và nhiều công ty chuyển sang kỹ thuật số hơn và xu hướng này có thể sẽ tiếp tục".

Theo báo cáo của Fintech Boku và Juniper Research, tỷ lệ sử dụng các ví điện tử của Việt Nam vào năm 2020 là gần 20%, được dự báo sẽ tăng lên 55,5% vào năm 2025. Năm 2020, số giao dịch được thực hiện trên các ví điện tử là 19,2 triệu giao dịch.

Các chuyên gia của Juniper Research còn dự báo năm 2025, số giao dịch thông qua các ví điện tử sẽ đạt 5 tỷ giao dịch. Hiện nay, giá trị của các giao dịch qua ví điện tử tại Việt Nam là 14 tỷ USD. Theo tính toán của báo cáo trên, năm 2025 giá trị giao dịch của thể tăng lên gấp 3 lần, đạt 48,6 tỷ USD.

Tú Linh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu