Thanh Hóa: 9 dự án không sử dụng hết vốn phân bổ
(THPL) - Ngày 14/6, tại cuộc họp chuyên đề, ông Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu bổ sung nhiều nội dung liên quan đến Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Cũng tại cuộc họp này được biết, đến nay tỉnh Thanh Hóa đang có 9 dự án không phân bổ hết nguồn vốn đã được phân bổ.
Tin liên quan
- Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát, xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
“Bỏ quên” đấu giá, Thung lũng hoa Hồ Tây kinh doanh trái phép gần 1 năm?
Thương hiệu là cam kết phát triển bền vững để "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh"
Bộ Chính trị điều động, chỉ định tân Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
» Thanh Hóa: Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng Ban phòng chống tham nhũng
» Thanh Hóa: Hơn 1.000 VĐV tham gia Đại hội TDTT lần thứ IX năm 2022
» Thanh Hóa: Huyện Mường Lát sơ tán hàng trăm người dân để tránh sạt lở
Tại cuộc họp này, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra các nội dung cần xin ý kiến để hoàn thiện “Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Các nội dung này đã được Hội đồng Thẩm định Trung ương gợi ý, đóng góp sửa đổi, căn cứ tình hình, các thành viên UBND tỉnh đã tập trung cho thêm ý kiến vào các nội dung chủ đạo với quan điểm phát triển toàn diện tỉnh Thanh Hóa, định hướng phát triển các ngành quan trọng và trụ cột; các hành lang kinh tế; phương án phát triển; phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai trên địa bàn toàn tỉnh.
Kết luận nội dung này, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu tối đa các ý kiến của của Hội đồng Thẩm định Quốc gia để bổ sung vào quy hoạch.
Những nội dung đã phù hợp với Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII và các quy hoạch của tỉnh đã có. Với một số nội dung lớn của quy hoạch, UBND tỉnh đã thống nhất với các ý kiến đóng của các chuyên gia ở Trung ương cũng như nội dung dự thảo.
Đối với nội dung “Định hướng phát triển các ngành quan trọng và trụ cột phát triển”, trên cơ sở ý kiến của chuyên gia Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng thành 3 phương án để xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Về xác định các “Hành lang kinh tế”, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý giữ nguyên theo dự thảo nhưng cần sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Thứ nhất là phát triển hành lang kinh tế ven biển, thứ hai là hành lang kinh tế Bắc - Nam, cuối cùng là hành lang kinh tế trung tâm.
Về “Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai”, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách cùng Sở Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh và hoàn thiện phương án phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030 và giai đoạn 2021 - 2025 trước ngày 30/6 để làm cơ sở tích hợp vào quy hoạch chung.
Sở Tài nguyên và Môi trường phải coi đây là nhiệm vụ ưu tiên số 1 trong nhiệm vụ của tháng 6 cuối năm. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu các ý kiến hoàn thiện nội dung quy hoạch để UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Cũng tại phiên họp, đại diện Sở Y tế trình bày tờ trình để đề nghị HĐND tỉnh ban hành “Quy định mức giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 do cơ sở y tế của Nhà nước thực hiện không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm Y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” để các đại biểu thảo luận.
Về việc này, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn đã thống nhất ý kiến và mức giá thu dịch vụ xét nghiệm theo các trường hợp liên quan; đồng thời Giao Sở Y tế hoàn thiện lại tờ trình theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, để trình xin ý kiến HĐND tỉnh.
Cũng tại phiên họp đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất “Phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025”.
Theo đó, ngày 11/10/2021 HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số123/NQ-HĐND về kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 với tổng vốn trong cân đối ngân sách địa phương là 31.795,1 tỷ đồng. Đến nay, có 9 dự án không có nhu cầu sử dụng hết vốn phân bổ, với tổng số vốn còn dư là 117,211 tỷ đồng. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo UBND tỉnh để thảo luận, đề xuất phương án điều chỉnh vốn, bổ sung nguồn vốn còn dư để thực hiện các dự án quan trọng khác.
Trên cơ sở ý kiến thảo luận và căn cứ các quy định của pháp luật, Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý đề nghị điều chỉnh để trình HĐND tỉnh xem xét.
Tại phiên họp, các đại biểu cũng đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng liên quan đến dự thảo Tờ trình “đề nghị ban hành nghị quyết quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ 2021 - 2025” do Ban Dân tộc tỉnh chuẩn bị; Tờ trình”về việc ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025” do Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh chuẩn bị; Tờ trình "đề nghị ban hành nghị quyết quy định nội dung, mức chi tổ chức các kỳ thi, cuộc thi, hội thi trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” do Sở Tài chính chuẩn bị…
Qua thảo luận, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu các đơn vị soạn thảo bổ sung nhiều nội dung, sớm hoàn thiện các tờ trình để trình HĐND tỉnh xem xét, ban hành nghị quyết triển khai trong thời gian tới trong đó có phương án điều chỉnh vốn, bổ sung nguồn vốn còn dư để thực hiện các dự án quan trọng khác từ các dự án không có nhu cầu sử dụng hết vốn đã phân bổ trước đó.
Duy Duẩn
Tin khác
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
-
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
-
Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
THPL - Sáng 22/11, sự kiện truyền thông Bữa sáng Ruy băng trắng với chủ đề "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời" đã thu hút gần...22/11/2024 21:52:00Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
(TH&PL)- Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an huyện Cẩm Thủy đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng vì có hành vi "xúc...23/11/2024 08:13:38
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Phân khu Lumi Prestige
- Thông tin dự án The Sola Park
- Thông tin dự án Eaton Park Thủ Đức