Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Thổ ở Thanh Hóa
(THPL) - Phong tục Tết cổ truyền có vai trò đặc biệt trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Thổ. Tết của người Thổ bắt đầu bằng tục lệ làm lễ tạ ơn tổ tiên, thể hiện lòng thành kính, hướng về nguồn cội, biết ơn đấng sinh thành.
Tin liên quan
- Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
2 điểm đến khách Tây mê tít, chọn để “ăn Tết” Ất Tỵ, người Việt cũng không nên bỏ lỡ
TP.HCM: Lễ hội pháo hoa rực rỡ chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Lễ hội Gò Đống Đa: Điểm nhấn văn hóa truyền thống kết hợp công nghệ hiện đại
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Triển lãm “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”
» Thanh Hóa: Khởi tố 23 bị can về tội “đưa hối lộ” và “nhận hối lộ”
» Thanh Hóa: Khởi công dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện bệnh viện đa khoa huyện Thiệu Hóa
» Thủ tướng Chính phủ làm việc và thăm tặng quà tại tỉnh Thanh Hóa
Đồng bào dân tộc Thổ ăn Tết cổ truyền như thế nào?
Trải qua bao biến thiên thăng trầm của thời gian, các thế hệ người Thổ xứ Thanh nói chung, người Thổ ở thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa nói riêng, luôn nhắc nhở nhau nhớ về nguồn cội, về truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc, về những giá trị thiêng liêng của ngày Tết cổ truyền .
Hàng năm cứ vào ngày 22 tháng Chạp, các gia đình sẽ cử con trai, cháu trai trong nhà ra mộ tổ tiên, ông bà để dọn dẹp và mời tổ tiên, ông, bà về ăn tết. Vào ngày 23 tháng Chạp, người Thổ làm mâm cỗ truyền thống để đưa ông công, ông táo về trời, tục lệ cúng có xôi, gà, thịt lợn, cá chép.
Con cháu vây quanh thầy cúng cùng tiễn ông công, ông táo lên thiên đình báo cáo những việc làm trong năm của gia đình, dòng họ. Ngày 27, 28 là thời gian chuẩn bị các công việc quét dọn trang trí lại nhà cửa và bàn thờ tổ tiên, chuẩn bị các nguyên liệu làm bánh, chế biến thức ăn chuẩn bị cho mấy ngày Tết.
Tục gói bánh chưng của người Thổ.
Vào những ngày cận Tết, người Thổ đều trồng cây nêu trước cổng nhà, treo trống chiêng. Cây nêu thường là cây vầu, cao thẳng và để lại phần ngọn trên cây. Số lượng các cành phụ thuộc vào số con cháu trong gia đình. Những nhà có nhiều thế hệ cùng chung sống, cành lá thường xum xuê. Đồng thời, vào ngày này người Thổ chính thức “khóa rừng”. Nghĩa là từ ngày 27 đến mùng 7 tháng giêng, người dân không được vào rừng để chặt cây, lấy củi, lấy lá,... Cũng trong những ngày này, đồng bào bó lại tất cả các dụng cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: cuốc xẻng, cày, bừa để cho các vật dụng nghỉ ngơi xem như trả ơn một năm giúp người dân khai hoang, phục hóa. Để lên cối giã gạo đậy 1 lá mây lên đến hôm cúng tất niên bệt một ít cơm hoặc treo 1 cái bánh chưng lên dụng cụ.
Chiều 30 Tết, các con cháu quây quần để làm mâm cỗ cúng dâng lên tổ tiên. Lễ cúng bao giờ cũng được diễn ra gần bếp lửa. Bếp lửa có ý nghĩa vô cùng quan trọng với người Thổ, nhất là trong những ngày tết, con cháu ngồi vây quanh ông bà bên bếp lửa để được ông bà chúc phúc và mừng tuổi cho các cháu. Sáng mùng 1 Tết, gia đình sẽ đón anh em, bạn bè đến xông đất, xông nhà. Người xông nhà sẽ được gia chủ đón tiếp, mời uống chén rượu đầu năm, được mừng tuổi và chúc những lời tốt đẹp về cho gia đình. Đặc biệt người Thổ rất quý những con vật, nhất là đối với con trâu. Theo tục lệ vào sáng mùng 1 Tết, gia chủ phải có lễ cho trâu ăn Tết để cảm ơn trâu một năm giúp gia chủ làm việc đồng áng. Trong dịp Tết cổ truyền, người dân tộc Thổ tổ chức các trò chơi, trò diễn như ném còn, đánh đu, cồng chiêng, đi cà kheo, làn điệu hát chậm đò ho,...
Ngày mùng 2 tết trên bàn thờ phải có sắp sẵn các loại bánh chưng, bánh ót, bánh ú, bánh mật, trái cây và gạo, thịt, tiền vàng... để các cụ mang đi, hẹn năm tới lại đón tổ tiên về ăn Tết với gia đình. Nét nhân văn của đồng bào dân tộc Thổ là vào ngày mùng 2 Tết, các chàng rể phải chuẩn bị đồ lễ về thăm bố mẹ vợ (đi mộng) gồm có: 1 cỗ xôi con gà, 1 đôi bánh chưng, 1 chai rượu bỏ vào cái làn và mừng tuổi cho bố mẹ, các em, các cháu, đây là truyền thống tốt đẹp của người Thổ từ bao đời nay. Đồng bào dân tộc Thổ ở Như Xuân ăn Tết, vui xuân cho đến ngày 7 tháng giêng thì hạ cây nêu, hạ trống chiêng và làm lễ khai xuân xuống đồng, vào rừng. Bắt đầu một năm mới với niềm vui, hi vọng mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu, mọi người được bình an, mạnh khỏe.
Bên cạnh các giá trị văn hóa dân gian của người Thổ, hiện vẫn còn được truyền lại trong dân như trống chiêng váy áo thắt lưng, thì còn nhiều giá trị văn hóa cổ truyền nếu không kịp thời bảo lưu sẽ rất dễ bị mai một, nhất là đối với các giá trị phi vật thể như phong tục tập quán, các chuyện kể, các làn điệu dân ca cổ như đu đu điềng điềng, cồng chiêng tập tính tập tang dạ ơi. Đó là những lời ca điệu hát thể hiện vẻ đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm của gia đình, tình yêu quê hương, đất nước của đồng bào dân tộc Thổ, nhất là trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Để từ đó mỗi người con dân tộc Thổ càng hiểu hơn về giá trị văn hóa truyền đời, hiểu được giá trị hồn cốt của văn hóa dân tộc mình, để trân trọng hiện tại, hướng tới tương lai, cùng đoàn kết nỗ lực trong lao động, sản xuất, học tập và báo đáp, khơi gợi lòng tự hào dân tộc trong mỗi người con dân tộc Thổ, từ đó cùng chung sức gìn giữ và phát huy nét văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.
Lễ hội Tết người Thổ độc đáo và đa dạng
Cứ vào 6 giờ sáng mồng 1 Tết, mỗi gia đình đều làm một mâm cơm, còn gọi là mâm cơm “Xết cả”, với ý nghĩa ngày này được ăn no thì cả năm sẽ sung túc, đủ đầy. Đến chiều mồng 1 hoặc sáng mồng 2 Tết, các gia đình đều cho trâu, bò ăn bánh, để cầu mong vật nuôi không bị bệnh tật và trả ơn các con vật trong năm qua đã vất vả giúp người. Đây được gọi là Lễ trả ơn - Một nét đặc sắc trong lễ, Tết của dân tộc Thổ.
Điều đặc biệt nhất là lễ hội đón Tết của người Thổ đều bắt đầu từ ngày mồng 2 Tết Nguyên đán. Các gia đình làm lễ tiễn ông bà về với tổ tiên, đồng thời, tổ chức nhảy múa, hát hò…
Những đôi nam nữ cùng nhau hát điệu Dạ ời (hay còn gọi là hát giao duyên). Nam xướng, nữ họa, nam đối, nữ đáp, trai một câu rồi đến gái một câu, trao nhau những lời đằm thắm, êm dịu, ân tình. Vừa hát, họ vừa đưa mắt nhìn nhau, để cho trái tim cùng rung động. Họ cầm tay nhau, đứng bên nhau hát, múa, hòa theo tiếng cồng chiêng cùng tiếng kèn, tiếng trống quyện với thiên nhiên, cây, cỏ, tạo nên nét đặc sắc của văn hóa đồng bào Thổ.
Ngày Tết, cũng như các đồng bào dân tộc khác, đồng bào dân tộc Thổ không thể thiếu những trò chơi dân gian như ném còn, đánh đu, thi cà kheo… Các trò chơi này thể hiện tính cộng đồng của dân tộc Thổ trong đời sống sinh hoạt thường ngày cũng như trong các dịp lễ, Tết với ý nghĩa cầu mong mùa màng tươi tốt, nhà cửa ấm no, sung túc, yên vui. Đây là dịp để nam thanh, nữ tú dân tộc Thổ thi tài, cũng là dịp gặp gỡ, giao duyên của họ
Từ ngày mồng 3/6 Tết là những ngày bà con trong làng đi thăm hỏi, chúc Tết lẫn nhau. Riêng ngày mồng 4, đồng bào Thổ còn làm Lễ cột tay, cúng vía cầu mong những người cao tuổi trong gia đình mình được sống lâu bên con cháu. Đến ngày mồng 7, dân tộc Thổ bắt đầu làm Lễ xuống đồng khai hạ, với hy vọng sẽ có một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, bội thu, con người được bình an, mạnh khỏe. Khi Lễ xuống đồng kết thúc cũng là lúc mọi người bắt đầu quay trở lại với cuộc sống thường nhật, bận rộn với nương rẫy, ruộng vườn.
Phúc - Duy
Tin khác
-
Thanh Hóa: Khởi tố 2 đối tượng trốn thuế khai thác khoáng sản
-
Hà Nội phê duyệt đề án quản lý hệ thống camera giám sát tập trung
-
TPHCM: Cập nhật lịch chạy tàu Metro 1 dịp Tết Nguyên đán 2025
-
Tiktok với 170 triệu người dùng tại Mỹ có thể sắp ngừng hoạt động
-
Nghề trồng đào Nhật Tân được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
-
Giá xăng dầu ngày 18/1: Chuỗi tăng liên hoàn
Xử lý vi phạm giao thông: Khi nào xe máy sẽ bị tịch thu?
Tịch thu phương tiện là một trong các hình thức xử phạt đối với vi phạm giao thông đường bộ. Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người tham gia...18/01/2025 09:34:51Tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân
Trong thời gian gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam, Hà Nội và TP HCM, đã đạt mức báo động cao, liên...18/01/2025 09:33:13EVNNPC công bố kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
(THPL) - Mới đây, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã có thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai...18/01/2025 08:52:51Ngành tiêu còn nhiều triển vọng tích cực trong năm 2025
(THPL) - Năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại. Năm 2025, sản lượng hồ tiêu toàn cầu dự báo tiếp tục giảm...17/01/2025 21:15:34
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024