Tập đoàn Đèo Cả: Nơi con người trở thành chiến lược phát triển toàn diện
(THPL) - Trên công trường dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, hương vị Tết vẫn còn trên những gương mặt tưới rói của các công nhân. Có vẻ như họ đã có một cái Tết đủ đầy bên gia đình và giờ họ đã sẵn sàng lao động để hoàn thành dự án.
Tin liên quan
- THACO đồng hành cùng Lễ hội quốc tế Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo lần thứ I năm 2024
Giải thưởng Doanh nghiệp có sự tiến bộ vượt trội - hạng mục Báo cáo phát triển bền vững thuộc về OCB
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
PNJ nhận 2 giải thưởng uy tín dành cho doanh nghiệp niêm yết
» Đèo Cả hướng tới chiến lược tăng trưởng xanh
» Tập đoàn Đèo Cả ký kết hợp tác chiến lược
» Đại hội đồng cổ đông thường niên Tập đoàn Đèo Cả năm 2023
Một ngày ra quân đầu năm mới, tiếng máy, tiếng búa reo vang trên công trường dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, ai nấy đều hân hoan trong không khí tưới mới của mùa xuân.Với những người công nhân nơi đây, có vẻ như họ đã có một cái Tết đủ đầy bên gia đình và giờ họ đã sẵn sàng lao động để hoàn thành dự án.
"Những ngày Tết, anh em ở lại công trường làm việc với tinh thần rất phấn khởi vì được lãnh đạo quan tâm, hỏi thăm rất nhiều. Đặc biệt, còn được lì xì và cùng nhau gói bánh chưng, ăn bánh trà và hàn huyên ngày Tết. Suất ăn những ngày này cũng phong phú các món mang hương vị ngày Tết và khẩu phần cũng tăng lên giúp chúng tôi vơi đi nỗi nhớ nhà", anh Trần Văn Thức, nhân viên lái máy ủi gói thầu XL02 dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn chia sẻ.
Gia tăng việc làm, an sinh xã hội tại địa phương nơi dự án đi qua
Nhìn lại tốc độ tăng trưởng dự án và nhân lực của Tập đoàn Đèo Cả trong vài năm trở lại đây, có thể thấy đã có sự gia tăng đáng kể.
Tổng số nhân sự Tập đoàn Đèo Cả tính đến ngày 31/12/2023 là 7.377 người, tăng 46% so với 31/12/2022 (tương ứng sản lượng công việc tăng 60%).
Chỉ tính riêng từ đầu năm 2023 đến nay, với khối lượng công việc tiếp tục tăng mạnh đến từ các dự án thuộc cao tốc Bắc - Nam như Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Chí Thạnh - Vân Phong hay những công trình hầm xuyên núi đã tăng tốc hoàn thành trong năm là hầm Thung Thi, hầm Trường Vinh cùng nhiều dự án trọng điểm tại các địa phương, Tập đoàn Đèo Cả đã tăng cường đội ngũ nhân sự, tạo công ăn việc làm thêm cho 2.874 người lao động trong đó bao gồm 280 nhân sự khối văn phòng và gần 2.594 nhân sự khối công trường, hiện trường dự án.
Đặc biệt, lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả cho biết, tại các công trình Đèo Cả thực hiện, việc sử dụng lao động địa phương luôn được ưu tiên, góp phần giải quyết việc làm, an sinh xã hội tại địa phương. Bên cạnh đó là tập trung đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động; đảm bảo chế độ tiền lương; chính sách phúc lợi toàn diện; lắng nghe để thấu hiểu và đặc biệt là đào tạo và phát triển nghề nghiệp.
“Chúng tôi đã thay đổi khái niệm “lán trại hiện trường” thành “văn phòng, nhà ở hiện trường” với cơ sở vật chất trang thiết bị tốt nhất. Những điều kiện này không chỉ dành cho các cấp quản lý mà từng công nhân cũng được chăm lo, đảm bảo nơi ăn chốn nghỉ đàng hoàng (có điều hoà, nước nóng, bếp ăn tập thể, khu thể thao) nhằm đảm bảo điều kiện làm việc, sinh hoạt tốt nhất cho người lao động, giúp tái tạo sức lao động, tăng hiệu suất làm việc”, ông Ngọ Trường Nam - Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả cho biết.
Tại công trường gói XL08 dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo, anh Cao Tấn Lực, kỹ thuật hiện trường chia sẻ: "Không chỉ riêng tôi mà tất cả anh em đều cảm nhận rằng chế độ đãi ngộ và nơi ăn ở tốt hơn những công ty cũ. Để các anh em kỹ thuật, công nhân có sức khoẻ và có thời gian thoải mái sau giờ làm việc trên công trường, việc ăn, nghỉ, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh khu ở làm việc rất được công ty chú trọng".
Ở Tập đoàn Đèo Cả, dù trong hoàn cảnh khó khăn, công việc ổn định cùng các chế độ, chính sách đãi ngộ dành cho người lao động luôn được đảm bảo.
Đặc thù hoạt động đầu tư, xây dựng các dự án công trình giao thông, không phải lúc nào mọi công việc cũng trôi chảy thuận lợi. Khi là khó về cơ chế chính sách, khi là bởi vấn đề nguyên vật liệu, giải phóng mặt bằng, khi là do thời tiết không ủng hộ… cản trở hoạt động thi công. Thay vì để người lao động tạm nghỉ, cắt giảm lương chờ khó khăn qua đi, Tập đoàn Đèo Cả chủ động khắc phục vượt khó, bố trí công việc phù hợp cho người lao động. Không chỉ là để đảm bảo tiến độ dự án, mà bởi ban lãnh đạo Tập đoàn luôn ý thức về việc gánh trên vai là kế sinh nhai của hàng trăm, hàng ngàn lao động dự án.
Còn nhớ giai đoạn đại dịch Covid-19 hoành hành khiến nền kinh tế chao đảo, mọi hoạt động sản xuất kinh tế trong nước và quốc tế bị xáo trộn, thì guồng máy của doanh nghiệp này vẫn luôn được ban lãnh đạo nỗ lực vận hành.
Chiến lược đào tạo phát triển toàn diện
"Đèo Cả xác định con người và văn hóa là những thứ không thể vay mượn mà tự doanh nghiệp phải xây dựng và phát triển", ông Ngọ Trường Nam- Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả nói.
Chứng minh bằng thực tế, Tập đoàn Đèo Cả đã có chiến lược đào tạo phát triển toàn diện, trong đó có đào tạo từ cấp lãnh đạo, cấp các ban chuyên môn đến đào tạo tay nghề cho người lao động, đặc biệt là công nhân trên các công trường được trang bị kỹ năng sống, nâng cao tay nghề. Bên cạnh đó, Đèo Cả còn đào tạo văn hóa nhằm lan tỏa văn hóa, giúp cho người lao động có chung nhận thức, hành động hướng đến mục tiêu chung của Tập đoàn.
Qua các hoạt động đào tạo, người lao động có cơ hội được phát triển bản thân, làm việc tốt hơn, nâng cao hiệu suất công việc, tăng thu nhập. Đồng thời, các hoạt động này cũng tạo ra một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới, từ đó thúc đẩy sự phát triển cá nhân và gắn bó hơn với tổ chức, doanh nghiệp.
Trong năm 2023, Tập đoàn Đèo Cả đã thiết lập và tăng cường quan hệ hợp tác với Trường Đại học GTVT TP.HCM, Trường Đại học Xây dựng miền Trung, Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương V, Trường Cao đẳng Giao thông vận tải đường bộ…
Sinh viên, học viên ở các đơn vị đào tạo này được tạo điều kiện để tiếp cận môi trường làm việc thực tế và nếu phù hợp có thể “đầu quân” cho Đèo Cả.
Bên cạnh công tác tuyển dụng, hoạt động đào tạo cũng được ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả chú trọng đẩy mạnh, tạo cơ hội cho đội ngũ CBNV nâng cao trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, kỹ năng “thực chiến”.
Tiêu biểu phải kể đến là lớp thạc sĩ điều hành cao cấp tại Trường Kinh tế quốc dân dành cho hơn 30 nhân lực chủ chốt của Đèo Cả vừa tốt nghiệp đầu năm 2023.
PGS.TS Trần Thọ Đạt - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân từng cho biết, Tập đoàn Đèo Cả rất chủ động, yêu cầu rất cao trong đào tạo. Khi xây dựng một chương trình đào tạo cho cán bộ của Tập đoàn, bản thân Chủ tịch Tập đoàn cùng Hội đồng cố vấn thảo luận khá chi tiết các nội dung liên quan với các trường để cụ thể hóa các nội dung đào tạo sao cho sát nhất với những vấn đề thực tiễn đối với sự phát triển của Tập đoàn, đặc biệt là các vấn đề có tính chiến lược, vừa giải quyết những vấn đề cấp bách trước mắt, vừa có tầm nhìn đối với các vấn đề dài hạn.
Trong tháng 9/2023, Trường Đại học GTVT TP.HCM phối hợp với Tập đoàn Đèo Cả thành lập Viện Nghiên cứu - Đào tạo Đèo Cả, hướng tới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành giao thông vận tải, nghiên cứu khoa học và ứng dụng - tư vấn - chuyển giao công nghệ thực hiện các dự án. Trước đó, từ tháng 4, Trung tâm Huấn luyện thực hành Đèo Cả được khánh thành, phục vụ mục tiêu đào tạo, tập huấn cho nhân lực Tập đoàn và các công ty thành viên.
"Tập đoàn quy hoạch, luân chuyển, thử thách, tổ chức đào tạo cấp quản lý: thạc sĩ, tiến sĩ. Ngay như bản thân tôi và các anh em trong Ban điều hành cũng là sản phẩm của quá trình đào tạo phát triển này. Chúng tôi đã trải qua các vai trò như thư ký, trợ lý, lãnh đạo các bộ phận chuyên môn, cấp điều hành. Chúng tôi được đào tạo bài bản qua các lớp chương trình thạc sĩ điều hành, các chương trình đào tạo khác. Trong năm 2023, tôi và các anh em điều hành khác đã tốt nghiệp, hoàn thành lớp thạc sĩ điều hành cao cấp tại Trường Kinh tế quốc dân", ông Ngọ Trường Nam nói.
Chia sẻ về các chương trình đào tạo từng được tham gia, anh Cao Tấn Lực cho biết: "Các chương trình đạo tạo của Tập đoàn rất thiết thực. Bên cạnh bổ túc kiến thức chuyên môn cho từng bộ phận, cán bộ nhân viên cũng thường xuyên được chia sẻ về văn hoá doanh nghiệp để người lao động có thể hiểu rõ nhiều hơn về công ty, tạo động lực lao động và gắn bó. Tôi đã vào Đèo Cả từ năm 2017, đến nay đã được gần 8 năm và xác định sẽ gắn bó lâu dài với Tập đoàn. Trước mắt, khi hoàn thành nhiệm vụ tại dự án Cam Lâm – Vĩnh Hảo tôi sẽ tiếp tục các dự án khác theo sự điều động của Ban điều hành".
Không chỉ vậy, trong năm 2023 là dấu mốc quan trọng của Đèo Cả khi Tập đoàn hoạch định nhân sự, sẵn sàng cho chiến lược vươn tầm quốc tế.
"Để vươn tầm quốc tế thì đội ngũ nhân sự phải có tầm quốc tế. Để làm được điều đó chúng tôi đã có sự hợp tác với nhiều doanh nghiệp, trường đào tạo trên thế giới nhằm thu hút các chuyên gia cùng hợp tác, đào tạo. Qua đó nâng cao trình độ nhân sự của Tập đoàn.
Hiện nay có những nhân sự chúng tôi trả lương lên đến 15.000USD/ tháng để cùng đồng hành để triển khai các nhiệm vụ hướng đến mục tiêu vươn tầm quốc tế", ông Ngọ Trần Nam cho biết thêm.
Tiếp tục chiêu mộ hơn 2.000 lao động cho năm 2024
Trong bối cảnh mở rộng hoạt động kinh doanh và phát triển các dự án, khối lượng công việc của Tập đoàn Đèo Cả đòi hỏi ngày càng cao. Điều này yêu cầu Đèo Cả cần phải tăng cường nhân sự để đảm bảo có đủ nguồn lực để hoàn thành các dự án đúng hạn và đảm bảo chất lượng.
Theo ông Ngọ Trường Nam, dự kiến, công việc của năm 2024 tăng trưởng ~30% so với năm 2023. Nhu cầu tuyển dụng lao động tại Tập đoàn giao thông này dự kiến lên đến hơn 2.000 lao động trên khắp mọi miền đất nước.
"Để chủ động nguồn nhân lực, Đèo Cả cần chuẩn bị nhân sự đi trước tiến độ các dự án. Do đó để triển khai các dự án với vai trò thi công, nhà đầu tư mà Tập đoàn đã hoạch định thì cần chuẩn bị từ sớm, từ xa nguồn lao động. Bên cạnh việc tuyển dụng thì thị trường lao động chúng tôi ưu tiên tuyển dụng các nguồn lao động là các trường đào tạo đã hợp tác với Tập đoàn", ông Nam nói.
Bên cạnh tuyển dụng, các hoạt động đào tạo sẽ tiếp tục được đẩy mạnh nhằm tạo điều kiện cho người lao động của Tập đoàn tiếp cận tri thức mới và vận dụng vào thực tiễn công việc, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Để đánh giá khách quan nhất cho chiến lược đào tạo phát triển toàn diện của Tập đoàn Đèo Cả, ông Siah Chee Sang, một nhân sự nước ngoài đã có trên 30 năm làm việc trong lĩnh vực xây dựng cầu đường, phần lớn trong đó là làm việc với các nhà thầu nước ngoài như Pháp, Nhật, hiện đang làm việc cho Tập đoàn Đèo cả đã nhận định rằng: "Tôi đặc biệt đồng ý với quan điểm “Nghĩ khác biệt, tạo cách biệt” của ông Hồ Minh Hoàng, vì đây là cách để đưa Đèo Cả vượt hẳn lên nhà đầu tư và tổng thầu hạ tầng giao thông hàng đầu Việt Nam và cạnh tranh tại thị trường nước ngoài. Vì vậy khi Chủ tịch Hoàng muốn tôi tham gia và trở thành một phần trong kế hoạch tương lai của Đèo Cả, tôi rất vinh dự"
"Tôi cũng rất thích môi trường làm việc cởi mở của Đèo Cả, đội ngũ lãnh đạo trẻ rất có năng lực, các kỹ sư nhiệt huyết, chế độ phúc lợi tốt. Tôi tin rằng đội ngũ này sẽ thực hiện thành công tầm nhìn mà Chủ tịch Hoàng đề ra", ông Siah Chee Sang cho biết thêm.
Có thể nói, Đèo Cả không chỉ là một môi trường doanh nghiệp lý tưởng để làm việc, đây còn là nơi góp phần “tôi luyện” những thế hệ nhân tài “thực chiến” cho đất nước.
Dư địa phát triển ngành giao thông ở Việt Nam còn rất lớn, không chỉ ở lĩnh vực đường bộ, phát triển đường sắt đang được Nhà nước chú trọng quan tâm, định hướng triển khai trong giai đoạn tới. Trong bối cảnh đó, Tập đoàn Đèo Cả định hướng phát triển mạnh mẽ cả về quy mô doanh nghiệp và các sản phẩm thực mang giá trị thực cho đất nước, mở rộng hoạt động sang lĩnh vực đường sắt, tăng cường hợp tác, tiếp cận và cải tiến khao học công nghệ để đón đầu xu thế.
Song hành với công cuộc phát triển nước nhà thông qua các công trình hạ tầng giao thông, chúng ta còn nhìn thấy ở doanh nghiệp này là tinh thần trách nhiệm xã hội, mà minh chứng rõ ràng nhất chính là tạo công ăn việc làm với chế độ đãi ngộ xứng đáng, tạo cơ hội để người lao động phát triển chuyên môn nghiệp vụ và gắn bó đồng hành cùng tổ chức. Đây cũng chính là góp phần vào phát triển kinh tế, an sinh xã hội, mang lại cuộc sống an toàn, sung túc cho con người đất nước Việt Nam.
Tiến Vinh
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt