10:08 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Tăng huyết áp: Nguyên nhân và giải pháp cải thiện bệnh hiệu quả

Mai Anh | 07:14 01/11/2023

(THPL) - Tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch nguy hiểm hàng đầu bởi các biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Bệnh do nhiều yếu tố gây ra và việc kiểm soát không hề đơn giản. Ngày nay, có một giải pháp được nhiều chuyên gia và người bệnh đánh giá cao hiệu quả, đó là Định Áp Vương. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!

Nguyên nhân gây tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh lý mạn tính khi áp lực máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp đều không xác định được nguyên nhân cụ thể và được phân loại là tăng huyết áp vô căn. Còn lại là tăng huyết áp thứ phát do hậu quả của một số bệnh lý.

Tăng huyết áp vô căn

Tăng huyết áp vô căn là tình trạng huyết áp cao không rõ nguyên nhân thường có tính chất gia đình, đặc biệt khi tuổi cao và có các yếu tố nguy cơ khác như:

  • - Chế độ ăn: Ăn mặn, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo
  • - Thói quen hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu
  • - Thừa cân, béo phì, ít hoạt động thể lực
  • - Thường xuyên căng thẳng, stress trong cuộc sống
  • - Thiếu ngủ, ngủ muộn.

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp
  • Tăng huyết áp thứ phát

    Tăng huyết áp thứ phát có thể chữa khỏi khi kiểm soát được nguyên nhân cụ thể:

  • - Do bệnh thận: Hội chứng thận hư, suy thận mạn, hẹp động mạch thận… đứng đầu trong các căn nguyên gây tăng huyết áp thứ phát.

  • - Bệnh cường giáp, suy giáp, hội chứng Cushing…

  • - Bệnh lý tuyến thượng thận: Tuyến nằm ngay phía trên mỗi bên thận vai trò bài tiết hormon điều hòa muối nước

  • Một số nhóm thuốc như corticoid (trong điều trị bệnh Lupus ban đỏ, hen, dị ứng, viêm khớp…), thuốc tránh thai, thuốc giảm đau, chống viêm… cũng có khả năng gây tăng huyết áp.

  • Các bệnh lý về thận có thể gây tăng chỉ số huyết áp
  • Dấu hiệu của tăng huyết áp

  • Trên thực tế, biểu hiện của tăng huyết áp ban đầu khá mờ nhạt. Bởi vậy mà hầu hết người bệnh không biết mình bị huyết áp cao, ngay cả khi bệnh đã tiến triển nặng. Tuy nhiên, khi bị tăng huyết áp, người bệnh hay có các biểu hiện sau:

  • - Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng.

  • - Tim đập nhanh, mặt đỏ bừng.

  • - Khó thở, thở nông.

  • - Chân tay tê, ngứa râm ran.

  • - Chảy máu cam, tiểu ra máu.

  • - Buồn nôn, nôn mửa.

  • Khi bị tăng huyết áp, người bệnh thường thấy đau đầu, chóng mặt
  • Biện pháp điều trị tăng huyết áp

  • Để kiểm soát huyết áp tối ưu, người bệnh cần phối hợp giữa sử dụng thuốc tây y và các biện pháp điều chỉnh lối sống. Mức huyết áp mục tiêu thường là 130/80 mmHg hoặc thấp hơn tùy thể trạng bệnh nhân.

  • Dùng thuốc hạ huyết áp

  • Thuốc tân dược giúp hạ chỉ số huyết áp, người bệnh cần uống thuốc đều đặn hàng ngày để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Có 5 nhóm thuốc trị tăng huyết áp cơ bản:

  • - Nhóm ức chế men chuyển: Enalapril, lisinopril, captopril… giúp giãn mạch, hạ huyết áp. Tác dụng phụ thường gặp: Ho khan, choáng váng, mệt mỏi… 

  • - Thuốc chẹn thụ thể angiotensin 2: Losartan, valsartan… ức chế sự co mạch, từ đó giúp hạ chỉ số  huyết áp nhưng không ít gây ho khan như nhóm ức chế men chuyển. 

  • - Nhóm chẹn kênh canxi: Amlodipin, verapamil, nifedipin… gây giãn mạch để hạ huyết áp, hay được chỉ định cho người cao tuổi, người bị đau thắt ngực.

  • - Nhóm thuốc lợi tiểu: Furosemid, hydroclorothiazid, spironolactone… giảm sự ứ nước trong cơ thể và giảm chỉ số huyết áp.

  • - Thuốc chẹn beta: Timolol, propranolol, metoprolol… làm chậm nhịp tim và giảm huyết áp. Không dùng trong trường hợp mắc kèm suy tim, hen suyễn.

  • Thuốc tân dược giúp hạ chỉ số huyết áp và ngăn cơn tăng huyết áp

    Duy trì lối sống khoa học

  • Dù đã dùng thuốc hạ huyết áp, người bệnh vẫn cần tuân theo chế độ sinh hoạt khoa học. Theo các chuyên gia, bệnh nhân có thể kiểm soát huyết áp bằng các cách:

  • - Ăn giảm muối (dưới 5g muối/ngày).

  • - Không nên ăn quá ngọt hay ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo như đồ chiên rán ngập dầu, nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, thịt mỡ…

  • - Bổ sung nhiều rau củ quả, các loại đậu, cá béo có lợi cho tim mạch như cá thu, cá trích, cá hồi…

  • - Hạn chế đồ uống có cồn, các chất kích thích như cà phê, thuốc lá…

  • - Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu hoặc quá xúc động.

  • Định Áp Vương - Giải pháp thảo dược hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp lâu bền

  • Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc tây hay thay đổi lối sống có thể giúp hạ chỉ số huyết áp. Tuy nhiên có nhiều yếu tố tác động lên huyết áp nên bệnh vẫn có thể tái phát. Vì thế, để kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công viên uống thảo dược Định Áp Vương.

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương với thành phần chính là cao cần tây. Cần tây là thảo dược đã được nghiên cứu tại Indonesia năm 2019 chứng minh công dụng giảm chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương, giảm lipid máu. Song song với cao cần tây, các thảo dược như tỏi, hoàng bá, nattokinase, lá dâu tằm trong Định Áp Vương còn giúp tác động toàn diện lên cơ chế tăng huyết áp, hỗ trợ hạ và điều hòa huyết áp luôn ở mức an toàn.

  • Định Áp Vương, giải pháp thảo dược hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp lâu dài

    Đặc biệt, sử dụng Định Áp Vương liên tục một đợt từ 3 - 6 tháng còn hỗ trợ phòng các biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận. 

  • Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vấn đề tăng huyết áp cũng như các giải pháp cải thiện bệnh hiệu quả. Và đừng quên sử dụng Định Áp Vương để huyết áp ổn định, không cao, sợ chi tai biến, phòng ngừa suy tim bạn nhé!

  • * Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

  • * Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mai Anh

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu