Số ca bệnh sốt xuất huyết mới có xu hướng giảm
(THPL) – Dịch sốt xuất huyết bùng phát trở lại là điều rất dễ xảy ra nếu những biện pháp dập dịch, kiểm soát dịch không được tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, người dân chủ quan với việc phòng chống sốt xuất huyết.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội đã lên đến hơn 25.000 ca. Tuy nhiên, kết quả đáng ghi nhận trong công tác dập dịch, phòng chống dịch sốt xuất huyết là số ca mắc mới có xu hướng giảm. Đáng lưu ý, số ca sốt xuất huyết lưu trú tại bệnh viện giảm 300 trường hợp, 2 tuần gần đây không có trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.
Trả lời PV Thương hiệu và Pháp luật, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu nhận định: Tình hình sốt xuất huyết cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng đã có xu hướng chững lại nhưng vẫn ở mức cao và giảm chưa bền vững do đây là thời điểm mùa dịch. Số ca mắc sốt xuất huyết hàng năm tại thời điểm này có xu hướng gia tăng.

Đặc biệt, một số vùng ven đô như Nam Từ Liêm, Thanh Trì, Thanh Oai, Mỹ Đức...., được cảnh báo có khả năng trở thành “điểm nóng” về dịch sốt xuất huyết nếu các biện pháp dập dịch, phòng chống dịch không được thực hiện một cách quyết liệt, đồng bộ, người dân không ý thức tốt về việc giữ gìn về sinh môi trường, tiêu diệt bọ gậy, phòng chống dịch lây lan.
Chỉ tính riêng phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, từ nhiều năm nay đã là điểm nóng về dịch sốt xuất huyết của quận bởi đặc thù là địa phương tập trung đông học sinh, sinh viên, công nhân ở trọ và số lượng học sinh, sinh viên, công nhân tăng nhanh theo thời gian, vệ sinh môi trường kém. Vì vậy, công tác phòng chống dịch tại đây khá phức tạp. Tính đến thời điểm hiện nay, số ca mắc sốt xuất huyết đã lên gần 300 ca.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Y tế quận Nam Từ Liêm cho biết: “Nam Từ Liêm là một trong 12 quận huyện ở Hà Nội đang ở mức báo động đỏ về dịch sốt xuất huyết. Chỉ tính riêng tại quận, hiện đã có gần 1000 ca sốt xuất huyết. Việc xử lý các ổ dịch ở đây không hề dễ dàng bởi số sinh viên, công nhân ở trọ khá đông, việc giữ gìn vệ sinh ở những nơi họ sinh sống chưa tốt. Các đội xung kích vừa diệt bọ gậy hôm trước, hôm sau trời mưa, những nơi vệ sinh môi trường kém lại phát sinh bọ gậy, sinh muỗi”.

Ngược lại, một ví dụ điển hình của hiệu quả ngăn chặn, đẩy lùi sốt xuất huyết nhờ lực lượng chức năng làm tốt công tác phòng chống dịch, người dân ý thức tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường, phối hợp tốt với lực lượng chức năng phải kể đến xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai.
Hơn 1 tháng trước, hầu như gia đình nào ở xã Dân Hòa cũng có bệnh nhân sốt xuất huyết, có gia đình tất cả các thành viên đều mắc sốt xuất huyết. Trước tình hinh này, chính quyền địa phương kết hợp với cơ quan chức năng tổ chức hàng trăm đội xung kích với nhiệm vụ diệt các ổ dịch, diệt muỗi, diệt bọ gậy, tuyên truyền đến từng người dân về ý thức phòng chống dịch. Chính vì thế, đến thời điểm này, huyện Thanh Oai chỉ còn gần 100 ca mắc sốt xuất huyết đang điều trị. Số ca mắc mới cũng giảm dần.
Ông Lê Văn Bắc, trưởng phòng y tế huyện Thanh Oai cho biết: “Phun thuốc chỉ có tác dụng tiêu diệt muỗi trong vòng khoảng 2 ngày nên việc người dân hiểu, ý thức cao trong việc phòng chống dịch là vô cùng quan trọng để đẩy lùi sốt xuất huyết”.
Như vậy, có thể thấy, mặc dù dịch sốt xuất huyết đang có dấu hiệu hạ nhiệt, tuy nhiên, dịch bệnh này có thể tái bùng phát bất cứ lúc nào nếu như việc xử lý các ổ dịch không thực hiện triệt để. Đồng thời, chính quyền địa phương và lực lượng chức năng cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân trong việc phòng, chống, đẩy lùi dịch sốt xuất huyết.
Đánh giá độc lập của đoàn chuyên gia Bộ Y tế cho thấy, 10% nhà đóng cửa không tiếp cận được để phun hóa chất, 35% số hộ không chấp nhận phun hết các tầng, 50- 60% tỉ lệ các hộ chỉ cho phun tầng 1. 100% các xã, phường, thị trấn có đội xung kích diệt bọ gậy, tuy nhiên tại 1 số đơn vị chưa thành lập đội xung kích theo đúng quy định. Quy mô số lượng đội xung kích chưa phù hợp với quy mô dân số, 1 số đội phụ trách quá nhiều hộ gia đình. Kiểm tra thực tế tại các hộ gia đình cho thấy, đội xung kích thực hiện việc diệt bọ gậy chưa được triệt để, tỉ lệ hộ gia đình còn ổ bọ gậy trung bình là 19%. |
Minh Thảo
Tin khác
Trung tâm Y tế huyện Tủa Chùa: Lấy người bệnh làm trung tâm phục vụ
Hanoi Melody Residences - dự án vừa nhận sổ đỏ toàn khu xây đến đâu?
Dự kiến tên gọi và trung tâm hành chính 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập
Gần 400 xe điện VinFast tạo biểu tượng "Vì Việt Nam Xanh", mở màn ấn tượng tại Ngày hội Xanh lớn nhất Việt Nam
26 địa phương tăng trưởng GRDP ở mức hai chữ số trong quý đầu năm
Điểm danh những “tọa độ” hot nhất Đà thành dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
Thanh Hóa: Tai nạn giao thông liên hoàn trong đêm, nhiều người bị thương
(TH&PL) - Một vụ tai nạn giao thông liên hoàn xảy ra trên quốc lộ 1A làm đổ cổng chào khiến 21 người bị thương, xây xước, trong đó 3 người...14/04/2025 11:31:40Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc
Dưới đây là bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí...14/04/2025 09:49:20Giá vàng và ngoại tệ ngày 14/4: Vàng thế giới ít biến động, SJC lên mức 107 triệu đồng
(THPL) - Hôm nay 14/4, giá vàng thế giới ít biến động nhưng vẫn duy trì ở ngưỡng cao trong bối cảnh cuộc chiến thương mại toàn cầu gia tăng....14/04/2025 09:47:41Điện Biên: Hiệu quả từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
THPL - Những năm qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên đã góp phần rất lớn vào công cuộc bảo vệ và phát triển rừng. Đặc...14/04/2025 11:29:58