08:57 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Sáng 22/7: Việt Nam ghi nhận thêm 2.967 ca mắc COVID-19

08:13 22/07/2021

(THPL) - Sáng 22/7, theo tin của Bộ Y tế cho biết có thêm 2.967 ca mắc COVID-19, trong đó riêng TP Hồ Chí Minh 2.433 ca. Đến nay, tổng số ca mắc tại Việt Nam đã lên đến 71.144.

Thông tin các ca mắc mới:

- Tính từ 19h30 ngày 21/7 đến 6h ngày 22/7 có 2.967 ca mắc mới, trong đó 02 ca nhập cảnh và 2965 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (2.433), Long An (233), Bình Dương (64), Đồng Nai (53), Tiền Giang (41), Vĩnh Long (38), Bến Tre (28), Đà Nẵng (27), An Giang (15), Kiên Giang (10), Hậu Giang (5), Bình Phước (5), Hải Phòng (3), Cần Thơ (3), Hà Nội (2), Sơn La (2), Quảng Bình (2), Huế (1) trong đó có 181 ca trong cộng đồng.

- Từ khi dịch xảy ra, Quảng Bình đã ghi nhận 2 ca mắc đầu tiên. Các trường hợp này đều là các F1, đã được cách ly.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Tính đến sáng ngày 22/7, Việt Nam có tổng cộng 71.144 ca mắc, trong đó có 2.101 ca nhập cảnh và 69.043 ca mắc trong nước.

- Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 67.473 ca, trong đó có 9.197 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Nguồn: Bộ Y tế

- Có 09/61 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Kạn.

Tình hình điều trị

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 11.971 ca.

- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 123 ca.

- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 18 ca.

Tình hình xét nghiệm và tiêm chủng

Số lượng xét nghiệm trong ngày là 93.160 cho 367.921 lượt người. Tính từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 4.754.692 mẫu cho 12.853.317 lượt người.

Theo Bộ Y tế, trong ngày 21/7, có 31.220 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 4.367.939 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.042.984 liều, tiêm mũi 2 là 324.955 liều.

Cuối giờ chiều ngày 21/7, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì cuộc họp với các lực lượng của Bộ Y tế hỗ trợ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Tiền Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai, Long An để triển khai công tác phòng chống dịch.

Cuộc họp đã trao đổi, đánh giá, nhận định tình hình dịch bệnh cũng như các biện pháp đã triển khai thời gian qua. Theo đó, tại TP Hồ Chí Minh và các địa phương phía Nam dự báo tiếp tục có diễn biến phức tạp, số ca bệnh sẽ gia tăng, và đặc biệt có thể xuất hiện bệnh nhân nặng trong thời gian tới đây.

Do đó song song với việc giảm số ca mắc thì việc giảm tỷ lệ tử vong được coi là nhiệm vụ ưu tiên.

Cụ thể, đối với trường hợp nghi nhiễm khi xét nghiệm bằng test nhanh dương tính thì được quản lý tại nhà hoặc vùng đệm – cơ sở cách ly tạm thời dựa vào cộng đồng do chính quyền địa phương thiết lập.

Khi xét nghiệm bằng PCR cho kết quả dương tính nếu nồng độ virus ở mức độ thấp (CT> 30) thì được quản lý và theo dõi y tế tại nhà.

Đối với trường hợp có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng, bệnh nhân sẽ chuyển vào cơ sở quản lý, chăm sóc người nhiễm COVID-19 ban đầu. Cơ sở này được hình thành từ các khu ký túc xá, nơi lưu trú, bệnh viện dã chiến… mức độ ban đầu.

Đối với bệnh nhân có triệu chứng tiến triển, được theo dõi điều trị tại các bệnh viện dã chiến hoặc cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương.

Đối với bệnh nhân có tiến triển nặng, nặng hoặc nguy kịch thì đưa ngay đến các cơ sở điều trị có khu hồi sức tích cực hoặc Bệnh viện Hồi sức COVID-19 của TP Hồ Chí Minh do TS Nguyễn Tri Thức- Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy điều hành.

“Việc hình thành các tầng điều trị sẽ giúp cho các cơ sở y tế tuyến trên không bị quá tải để điều trị bệnh nhân nặng tốt hơn. Thực tế những ngày gần đây đã có nhiều bệnh nhân ra viện, bệnh nhân đã thoát khỏi tình trạng nặng”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Bảo An (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu