09:28 ngày 27/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Rừng đầu nguồn sông Bến Hải bị phá: Kết luận xử lý chưa xong, tiếp tục được phê duyệt tỉa thưa và bán gỗ

Nhóm PV | 13:49 26/04/2021

(THPL) - Ban Quản lý dự án rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải được giao bảo vệ khoảng 21.000ha rừng. Tuy nhiên, khi mà hàng loạt cây gỗ tự nhiên bị đốn hạ và vận chuyển ra ngoài, nhưng chủ rừng không hay biết. Khi được hỏi nguyên nhân, lãnh đạo đơn vị này cho biết là do cấp dưới không báo cáo.

Mất rừng tự nhiên, giám đốc đùn đẩy trách nhiệm?

Vụ phá rừng hết sức nghiêm trọng ở đầu nguồn sông Bến Hải, được Đoàn kiểm tra của Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Trị phát hiện từ đầu tháng 4. Theo báo cáo, có ít nhất 100 cây gỗ đường kính từ 30 đến trên 50 cm từ nhóm 1 đến nhóm 7 tại tiểu khu 579, 580, 581 (địa bàn xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh) và tiểu khu 600T, 598T (địa bàn xã Linh Trường, huyện Gio Linh) bị chặt hạ, vận chuyển ra khỏi rừng phòng hộ.

Ngày 1/4, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Quảng Trị đã yêu cầu làm rõ trách nhiệm của các nhân, tập thể vì để xảy ra tình trạng phá rừng.

Tiếp đó, ngày 2/4, UBND tỉnh Quảng Trị đã có văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị liên quan đề nghị xác minh vụ phá rừng phòng hộ thuộc quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải và báo cáo kết quả cho UBND tỉnh Quảng Trị trước ngày 5/4.

Tuy nhiên, sự việc trôi qua đã gần một tháng nhưng việc xác minh, xử lý vẫn diễn một cách im lặng, chưa có cá nhân hay tập thể bị xử lý vì để mất rừng. Sự im lặng này khiến dự luận liên tưởng để việc gỗ rừng bị đốn hạ và vận chuyển ra khỏi rừng cũng im lặng như vậy. Có thể thấy, việc phá rừng diễn ra đã mấy tháng, nhưng chủ rừng không biết?

BQL rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải là đơn vị quản lý trực tiếp tại khu vực rừng bị đốn hạ hàng loạt.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải lý giải là do cấp dưới không báo cáo. Và nếu đoàn kiểm tra của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị không phát hiện ra sự việc thì chắc Ban Quản lý dự án rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải cũng khó mà hay biết.

Ngoài ra, ông Hùng còn thanh minh lực lượng của Ban quản lý rất mỏng chỉ có 16 nhân viên, bảo vệ cho khoảng 21.000ha rừng nên không bao quát hết. Các năm trước Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị đã lập kế hoạch và chi ngân sách để thuê 100 hộ dân tại địa phương để bảo vệ rừng. Tuy nhiên, năm 2021 vẫn chưa có thông tin hay triển khai kế hoạch cụ thể nào từ Sở nên Ban quản lý không dám thuê người bảo vệ.

Là đơn vị được giao bảo vệ rừng, khi để mất rừng thì trước tiên trách nhiệm thuộc về người đứng đầu. Tuy nhiên ông Hùng liên tục đá trách nhiệm cho cấp dưới, đồng thời đưa ra nhiều lý do để giảm nhẹ trách nhiệm.

Theo như cách nói của ông Hùng thì vô hình chung 62 cây rừng bị đốn hạ cũng có phần trách nhiệm của Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị. Sự việc trên một lần nữa cho thấy sự buông lỏng quản lý và có dấu hiệu tiếp tay từ cán bộ BQL. Câu trả lời này chúng tôi chờ các cơ quan có thể quyền tại Quảng Trị sớm kết luận.

Chưa có phương án kiểm tra giám sát

Trước khi xảy ra sự việc mất hàng loạt gỗ rừng, thì Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải cũng đã trình Sở NN-PTNN tỉnh Quảng Trị và được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt giá trị gỗ tận dụng từ tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng phòng hộ của BQL rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải.

Việc khai thác tỉa thưa nuôi dưỡng rừng phòng hộ của Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải với diện tích 178,6ha tại tiểu khu 596, 602 xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị với tổng trữ lượng tỉa thưa là 5.921,721m3 được định giá 1.5 tỷ đồng.

Dư luận đặt vấn đề tại sao với trữ lượng gỗ lớn trong quá trình tỉa thưa, nuôi dưỡng rừng keo 12 năm tuổi nhưng lại không tiến hành đấu giá theo quy định như những địa phương khác đang triển khai.

Đoàn kiểm tra của Sở NNPTNT Quảng Trị  và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị tại khu vực rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải bị phá đầu năm 2021.

Ông Hùng cho rằng đây là biện pháp lâm sinh nên chúng tôi không thông qua đấu giá.

Theo thông tin đối chiếu, trong năm 2019 Ban quản lý rừng phòng hộ Hương Thủy - Thừa Thiên Huế đã tiến hành đấu giá sản phẩm sau khai thác tỉa thưa rừng phòng hộ với diện tích 30,5ha; loại gỗ khai thác tỉa thưa: Cây keo với giá khởi điểm tài sản là hơn 1,9 tỷ đồng.

Vấn đề đặt ra ở đây là diện tích tỉa thưa tại rừng phòng hộ của Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải là 178 ha lớn hơn gần 06 lần nhưng chỉ được định giá 1,5 tỷ đồng thời điểm năm 2021 như vậy có sự chênh lệch lớn giữa 2 tỉnh.

Khi được hỏi với diện tích lớn như vậy thì bên mình tự khai thác hay thuê đơn vị từ bên ngoài. Vị này cho rằng nhân công thì thuê để bài cây, cán bộ nhân viên BQL sẽ tổ chức giám sát để đảm bảo mật độ rừng cho đúng.

Liên quan đến phương án kiểm tra giám sát trong quá trình tỉa thưa sẽ được BQL triển khai như thế nào thì ông Hùng cho biết hiện tại vẫn chưa có phương án, chúng tôi còn có việc làm của chúng tôi đâu thể theo như các anh nghĩ. Hiện tại chúng tôi đang tập trung để làm những việc khác thì vẫn chưa tác động nên rừng vẫn còn nguyên.

“Có rất nhiều đơn vị cũng xin tỉa thưa nhưng tôi không đồng ý. Quy trình tỉa thưa rất khó phải tin tưởng chứ ông mới tôi không cho đâu. Tôi làm phải quen biết chứ để mất rừng tôi phải chịu trách nhiệm”, ông Hùng nói.

Nhóm PV

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu