Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Tuyệt đối an toàn thì mới được sản xuất
Đây là một trong 3 yêu cầu mà Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh khi đi kiểm tra tình hình sản xuất tại khu công nghiệp Biên Hòa 2 và có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai sáng 25/8.
Tin liên quan
- Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát, xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
“Bỏ quên” đấu giá, Thung lũng hoa Hồ Tây kinh doanh trái phép gần 1 năm?
Thương hiệu là cam kết phát triển bền vững để "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh"
Bộ Chính trị điều động, chỉ định tân Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
Phê chuẩn kết quả bầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ
» Chính phủ chấp thuận đầu tư dự án kết cấu hạ tầng KCN tại Long An
» Chính phủ đồng ý mua bổ sung gần 20 triệu liều vaccine Pfizer
Báo cáo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng cho biết, tỉnh có gần 44.000 doanh nghiệp với tổng số lao động khoảng 1,2 triệu người, trong đó, số lao động đang làm việc tại 31 khu công nghiệp trên toàn tỉnh là khoảng hơn 610.000 lao động.
Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhìn chung không gặp nhiều khó khăn về đơn hàng, nguyên vật liệu như năm 2020 nhưng đang gặp khó khăn vì diễn biến dịch ngày càng phức tạp, chi phí cho công tác phòng chống dịch tăng, thiếu hụt lao động (do nhiều khu vực bị phong tỏa, cách ly y tế), khó khăn trong vỉệc vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa.
Tính đến 24/8, Ban Quản lý các Khu công nghiệp đã tiếp nhận và xử lý với tổng số doanh nghiệp đăng ký thực hiện phương án “3 tại chỗ” là 1.136 doanh nghiệp, số lao động lưu trú là 138.863/ 346.493 lao động. Số lượng lao động trong khu công nghiệp được tiêm vaccine đạt hơn 33%.
Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho biết, tình hình cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân trên địa bàn các huyện, thành phố đang được bảo đảm ổn định.
Tỉnh có chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây - huyện Thống Nhất đang hoạt động, tổng số hàng xuất ra hơn 363 tấn/ngày đêm. Việc vận chuyển lưu thông hàng hóa qua địa bàn tỉnh thông suốt, không xảy ra ùn tắc. Theo lãnh đạo tỉnh, hiện việc tiêu thụ một số sản phẩm và nông sản trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn về đầu ra, như hạt điều, chôm chôm, thanh long, thịt lợn...
Đại diện Sở Y tế Đồng Nai báo cáo, với số bệnh nhân hiện nay, năng lực y tế của tỉnh hoàn toàn đáp ứng được. Nếu số bệnh nhân tăng cao, tỉnh đã có phương án thu dung toàn bộ cơ sở y tế trên địa bàn để phục vụ điều trị.
Tỉnh dự kiến tiến hành 2,1 triệu xét nghiệm cho người dân, đến nay, sau vòng 1, tỉnh đã thực hiện 800.000 xét nghiệm, hiện đang triển khai vòng 2.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá cao cách làm của Đồng Nai, “không phải cứ có 1 ca F0 là cho dừng sản xuất toàn bộ”, thực hiện linh hoạt các biện pháp “3 tại chỗ”, “2 địa điểm 1 cung đường”. Tuy nhiên, tỉnh cần giữ vững nguyên tắc, nếu không bảo đảm an toàn thì ngừng sản xuất.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, Đồng Nai có gần 70.000 ha trồng trái cây, đang vào mùa thu hoạch. Khi chợ đầu mối của TPHCM dừng hoạt động thì việc tiêu thụ nông sản các tỉnh lân cận như Đồng Nai gặp khó khăn. Vì vậy, ngành nông nghiệp đã tổ chức chợ online để kết nối các tỉnh. Hiện nay, có 11 cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh, chủ yếu giết mổ để chuyển vào TPHCM. Do đó, tỉnh cần giữ vững các cơ sở này như ưu tiên tiêm vaccine, xét nghiệm cho lao động, nếu dừng hoạt động thì TPHCM sẽ gặp khó khăn.
Giao trách nhiệm bảo đảm lưu thông hàng hóa
Chia sẻ với khó khăn mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Đồng Nai đang phải đối mặt do ảnh hưởng dịch bệnh, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá cao cấp ủy, chính quyền tỉnh Đồng Nai đã chủ động, tích cực phòng chống dịch bước đầu hiệu quả, phân công nhiệm vụ cụ thể, chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra, đánh giá để rút kinh nghiệm. Hệ thống y tế trên địa bàn cơ bản đáp ứng được yêu cầu phòng chống dịch, phục vụ điều trị bệnh nhân. “Tôi ấn tượng là trong điều kiện phức tạp như vậy, vẫn có khoảng 20% lực lượng công nhân duy trì sản xuất '3 tại chỗ' trong môi trường an toàn”, Phó Thủ tướng nói.
Định hướng thời gian tới, Phó Thủ tướng nêu rõ, cần tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, hệ thống chính trị, “chúng ta đoàn kết, thống nhất, tâm huyết, dồn sức thì sẽ chiến thắng dịch bệnh”. Khi sớm kiểm soát dịch bệnh, phục hồi sản xuất kinh doanh thì nhân dân đỡ khổ. Do đó, cần tập trung cao cho lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống dịch.
Xử lý kiến nghị của tỉnh Đồng Nai và các doanh nghiệp trong khu vực về những khó khăn, vướng mắc trong vận tải, lưu thông hàng hóa, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Tổ Công tác đặc biệt của Thủ tướng, trong đó đặc biệt là lãnh đạo các Bộ Công an, Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ với các địa phương, nắm bắt cụ thể những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ. “Lãnh đạo các Bộ nêu trên chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm lưu thông hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân”, Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ.
Sản xuất an toàn
Cho rằng sản xuất “3 tại chỗ” là cần thiết, tuy nhiên, Phó Thủ tướng lưu ý, phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công nhân lao động và cũng là cho công tác chống dịch, “chứ không phải sản xuất '3 tại chỗ' ào ào rồi gây ra các ổ dịch trong công nhân, rất nguy hiểm”.
Muốn vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu trước khi vào sản xuất “3 tại chỗ”, toàn bộ công nhân phải có kết quả xét nghiệm âm tính; hằng ngày thực hiện xét nghiệm sàng lọc theo xác suất. Một yêu cầu nữa với “3 tại chỗ” là “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, chỉ cần một người cung ứng thực phẩm nhiễm bệnh thì có thể lây cho cả nhà máy và khu công nghiệp.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cũng yêu cầu địa phương phải khẩn trương xây dựng quy định, tiêu chuẩn về an toàn dịch bệnh để khôi phục sản xuất và hình thành các tổ công tác để xây dựng, kiểm duyệt các điều kiện khôi phục sản xuất, “đủ điều kiện mới cho sản xuất”.
Mau chóng bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng
Gợi ý một số điểm đối với chiến dịch phòng chống COVID-19 của Đồng Nai, Phó Thủ tướng nêu rõ, phải khẩn trương thực hiện xét nghiệm nhanh, thần tốc toàn bộ khu vực, tất cả đối tượng để mau chóng bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, đây được ví như cuộc chạy đua giữa bộ máy tổ chức của chúng ta với dịch bệnh. “Chúng ta bóc tách được F0 ra sớm, thì đẩy lùi dịch bệnh sớm. Nếu chậm 1 ngày thì chiến dịch có thể kéo dài cả tuần lễ”. Do đó, việc đầu tư công tác xét nghiệm đóng vai trò quyết định.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu tính toán nhiều phương án diễn biến dịch để chủ động chuẩn bị đầu cơ sở cách ly, thu dung, điều trị bệnh nhân; rà soát tổng thể nhu cầu về trang thiết bị, vật tư y tế để giảm thiểu lây nhiễm, tử vong.
Đồng thời, cần hết sức chú trọng thực hiện tốt giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Kiểm soát tối đa hoạt động của các chợ đầu mối. Phong tỏa chặt chẽ “vùng đỏ”, mở rộng vùng xanh.
Nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, Phó Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn lo được cho công nhân. Tuy nhiên, cần tiếp tục khuyến khích, vận động doanh nghiệp hỗ trợ công nhân để giữ chân lao động. Trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn, địa phương áp dụng cơ chế theo Nghị quyết 68 để hỗ trợ lao động kịp thời.
Đa số công nhân khu công nghiệp sống trọ, “có trường hợp sống trong nhà trọ chật chội, 7-8 m2 mà có tới 4-5 người ở”. Do đó, Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh xem xét, nghiên cứu mô hình di chuyển, giãn cách, giảm mật độ công nhân sống ở các khu nhà trọ.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tin tưởng, với sự nỗ lực của địa phương, hỗ trợ của Trung ương, công tác chống dịch sẽ thành công.
* Trước đó, Phó Thủ tướng đã đến thị sát, kiểm tra tình hình sản xuất tại Khu Công nghiệp Biên Hòa 2. Trao đổi với Ban Quản lý Khu công nghiệp, một số công ty, Phó Thủ tướng nêu rõ tinh thần phải bảo đảm an toàn thì mới sản xuất. Nhiệm vụ chống dịch đặt lên hàng đầu.
Trong tình hình diễn biến dịch bệnh phức tạp, nếu chậm chân, sơ suất, chủ quan, để xảy ra dịch trong khu công nghiệp thì thiệt hại sẽ rất lớn bởi nơi đây tập trung hàng trăm nghìn công nhân.
Đại diện công ty chuyên sản xuất máy tính Fujitsu cho biết, thực hiện “3 tại chỗ”, hiện doanh nghiệp duy trì khoảng 20% số lao động làm việc tại nhà máy. Công ty lo ăn, nghỉ tại chỗ và trả phụ cấp 300.000 đồng mỗi người, có bác sĩ trực tại chỗ để chăm sóc công nhân. Bày tỏ tin tưởng vào các biện pháp chống dịch của Chính phủ, đại diện công ty kiến nghị việc tiêm vaccine cho toàn bộ người lao động./.
Nguồn: Chinhphu.vn
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Máy đóng gói
- Xưởng gia công xe bán bánh mì Quang Huy Plaza
- Xưởng In tem nhãn theo yêu cầu