Phát triển thương hiệu: Đồng cảm hay thấu hiểu khách hàng?
(THPL) - Để xây dựng một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp phải đồng cảm hay thấu hiểu tâm tư khách hàng?
Tin liên quan
- THACO đồng hành cùng Lễ hội quốc tế Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo lần thứ I năm 2024
Giải thưởng Doanh nghiệp có sự tiến bộ vượt trội - hạng mục Báo cáo phát triển bền vững thuộc về OCB
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
PNJ nhận 2 giải thưởng uy tín dành cho doanh nghiệp niêm yết
Trong nghiên cứu customer insight (Tâm tư khách hàng), tìm kiếm sự thấu hiểu (insight search) quan trọng hơn là tìm kiếm sự đồng cảm (empathy search). Sự đồng cảm thường bị cảm xúc chi phối và làm cho ta thấy thương, thấy tội nghiệp, thấy đồng ý, thấy dễ dàng chấp nhận cảm xúc hay hành vi của người khác (vì nghĩ rằng mình cũng từng có cảm xúc và hành vi giống họ). Khi đồng cảm (và yêu thương), ta không dùng lý trí và phương pháp đúng để tìm hiểu nguyên nhân sâu xa, tâm tư ẩn chứa (insight) đằng sau cảm xúc và hành vi ấy nữa.
Ví dụ, khi thấy một người suốt ngày mặc complet, đeo cà vạt, đi ô tô đến nơi hẹn hò tiếp khách (dù chỉ là quán cà phê), mình đồng cảm ngay vì mình cũng thích ăn mặc lịch sự và đi ô tô đến nơi tiếp khách. Nhưng thực ra đằng sau cái lịch lãm, sang trọng ấy có thể không phải là vì tính cách người ấy thích lịch sự, tao nhã, hay vì người ấy giàu thật, mà vì họ phải cố làm ra vẻ thành công để chiêu dụ người khác tham gia vào đường dây "làm giàu siêu tốc" nào đó.
Một ví dụ nữa là khi ta nhìn thấy một chàng trai thường xuyên mua nước mía uống, ta lập tức "đồng cảm", vì chính ta cũng rất thích uống nước mía. Thực ra, insight (tâm tư) của chàng trai mua nước mía thường xuyên ở chỗ ấy không phải vì thích uống nước mía, mà vì muốn làm quen với cô con gái dễ thương của bà chủ bán nước mía.
Như vậy, cái đồng cảm ở đây không giúp ta thấu hiểu insight (tâm tư sâu xa) của người khác, và ta dễ mắc sai lầm khi đánh giá hành vi người khác bằng sự đồng cảm.
Đôi khi, tự đặt mình vào vị trí hay hoàn cảnh của người khác để đồng cảm và chia sẻ với họ là một cái bẫy. Nó không giúp ta tìm ra tâm tư đích thực của họ, vì ta không thể biết được vị trí, hoàn cảnh, tâm trạng THẬT của họ khi ta chưa thật sự THẤU HIỂU họ!
Đó là lý do, tôi luôn nói THẤU HIỂU khách hàng thay vì nói "đồng cảm sâu sắc" với khách hàng. "Đồng cảm" thôi đã cản trở việc thấu hiểu insight rồi, lại còn "đồng cảm sâu sắc" nữa thì con tim nó đánh bạt lý trí mất rồi. Mà khi con tim nó đã đánh bạt lý trí thì việc tìm hiểu để "đánh" cho trúng tâm tư (insight) của khách hàng là điều rất khó. Muốn đánh trúng tâm tư khách hàng, ta phải thấu hiểu họ, chứ không phải đồng cảm với họ!
Thấy một người ăn cơm chỉ có đĩa rau luộc và chén nước mắm, đừng vội đồng cảm vì nghĩ họ cũng nghèo khổ giống mình. Họ đang bị bác sĩ cấm rượu thịt chỉ đúng một tuần thôi; sau đó thì... tha hồ, vô tư, bát ngát . Hãy tìm hiểu để thấu hiểu họ, thay vì đồng cảm!
Khách hàng KHÔNG trung thành với sản phẩm (bao gồm dịch vụ), cho dù là sản phẩm tuyệt hảo, KHÔNG trung thành với thương hiệu cho dù là thương hiệu cực kỳ nổi tiếng, KHÔNG trung thành với trải nghiệm, cho dù là trải nghiệm xuất sắc hay tuyệt vời. Vậy khách hàng trung thành với thứ gì? Thưa, khách hành chỉ trung thành với TỔNG GIÁ TRỊ CẢM NHẬN của họ chừng nào nó còn DƯƠNG (lớn hơn không) và CAO HƠN đối thủ. Nếu tổng giá trị cảm nhận của khách hàng âm (nhỏ hơn không) hoặc thấp hơn đối thủ, họ lập tức từ bỏ bạn để chuyển sang mua hàng của đối thủ, bất kể sản phẩm của bạn tuyệt hảo đến đâu, thương hiệu nổi tiếng thế nào, trải nghiệm xuất sắc ra sao!
Vậy nên, hãy tìm hiểu để thấu hiểu khách hàng.
NGUYỄN HỮU LONG
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt