Nước mắm Việt Nam và Thái Lan: Cuộc “so kè” về hương vị và chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu
(THPL) - Những con cá cơm tươi roi rói được ướp muối, ủ chượp trong nhiều tháng trời đã tạo ra nước mắm - “chất lỏng thơm ngon” được tôn vinh là linh hồn của ẩm thực Đông Nam Á. Việt Nam và Thái Lan là hai cường quốc sản xuất nước mắm của khu vực. Vậy đâu mới là “nhà vô địch” về hương vị? Vị mặn dịu tinh tế của nước mắm Việt Nam hay vị nồng hăng của Thái Lan?
Tin liên quan
Cơ hội trải nghiệm Tour “Khảo sát xúc tiến Thương mại và Đầu tư tại Úc”
Hà Nội: Thu hồi thuốc Rotundin không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Dự báo giá xăng sắp giảm tiếp, về ngưỡng 22.000 đồng/lít
“Trung thu sum vầy, Hạnh phúc đong đầy” với bộ sưu tập Bánh Trung thu từ WinMart
Người Việt chi gần 8.500 tỷ đồng mua trà sữa
» Tăng tốc thiết lập nền tảng Point of life, Masan khai trương cửa hàng giặt ủi chuyên nghiệp đầu tiên
» Masan hợp tác với Trusting Social, tăng tốc thiết lập nền tảng Tiêu dùng - Công nghệ
Cuộc “so kè” hương vị
Có khi nào bạn chợt nghĩ, chuyện gì xảy ra nếu bỗng dưng nước mắm biến mất trong gian bếp của mình? Bạn sẽ dùng gia vị gì để nấu những mâm cơm hằng ngày, và liệu rằng chúng có còn được xuýt xoa khen ngon khi không còn sánh đôi cùng nước mắm? Câu trả lời quả thực rất khó, vì với mỗi người con đất Việt, vị mặn mòi của nước mắm đã thấm vào da thịt khi góp phần vào những bữa cơm nuôi lớn chúng ta từ tấm bé. Nước mắm chính là linh hồn của ẩm thực Việt Nam. Không có nước mắm, mâm cơm của người Việt đứng trước nguy cơ trở nên... xa lạ.
Không chỉ nước ta, nước mắm còn được coi là xương sống của ẩm thực Đông Nam Á. Việt Nam và Thái Lan là hai vùng sản xuất nước mắm nổi tiếng nhất khu vực. Câu hỏi Việt hay Thái - loại nước mắm nào ngon hơn đã khiến bao ẩm thực gia đau đầu.

Nhà báo Victoria Burrows - chuyên gia bình luận ẩm thực của Wall Street Journal, BBC Travel, Harper Bazaar, Tatler,... đã có bài viết về tinh hoa nước mắm châu Á trên tờ South China Morning Post. Cô so sánh giữa hương vị nước mắm Việt Nam với nước mắm Thái Lan và rút ra được những nhận xét của riêng mình.Victoria viết: “Khi nhắc đến nước mắm châu Á, ta thường nghĩ tới "nam pla" của người Thái Lan. Tuy nhiên, một số đầu bếp tin rằng nước mắm - phiên bản tương đương của người Việt - mới xứng đáng được công nhận và hưởng vinh quang.”
"Nước mắm là một phần quan trọng của ẩm thực Việt Nam: nó có thể nâng tầm hoặc phá hủy một món ăn. Có một sự khác biệt lớn giữa nước mắm của người Việt và người Thái. Nước mắm của người Việt thực sự vượt trội hơn. Tôi chưa từng thử qua một loại nước mắm Thái nào ngon được như vậy" - Đầu bếp nổi tiếng ở Hongkong Que Vinh Dang cho hay.
Đầu bếp nổi tiếng thế giới và khó tính bậc nhất Gordon Ramsay đã phải thốt lên sau chuyến du ngoạn “ăn cả thế giới” tại Việt Nam rằng: “Tạ ơn Chúa là tôi không sinh ra ở Việt Nam, ở đây thì tôi chỉ là một đầu bếp tồi. Người Việt không nhận ra những món ăn với giá thành hết sức rẻ của họ có tiêu chuẩn ẩm thực cao đến thế nào”. Và ông cũng không quên nhắc đến tầm quan trọng của nước mắm, một bí quyết giúp các món ăn Việt Nam biến đổi uyển chuyển về hương vị, khiến bất cứ tín đồ ẩm thực nào cũng phải say mê.
Vậy, nước mắm Việt Nam hay nước mắm Thái Lan ngon hơn? Câu trả lời thật khó khẳng định khi ẩm thực là cảm xúc mang tính cá nhân. Nhưng qua những nhận xét đầy sức nặng phía trên, chúng ta có quyền khẳng định, về hương vị, nước mắm Việt gây ấn tượng mạnh hơn với thực khách gần xa.
Ngậm ngùi “về nhì” trên đường đua xuất khẩu
Câu chuyện nước mắm chinh phục khẩu vị của cộng đồng khắp năm châu đã mở ra cánh cửa mang niềm tự hào đất Việt ra thế giới. Không chỉ mang giá trị văn hóa, mà thị phần cực lớn tại Đông Nam Á với gần 700 triệu người (theo số liệu từ Liên Hợp Quốc) và xa hơn là tất cả các Châu lục còn là “miếng bánh ngon” cho các doanh nghiệp và nền kinh tế nước nhà.
Không chỉ chiếm ưu thế về hương vị, Việt Nam còn là nơi có điều kiện thiên nhiên thuận lợi, bề dày kinh nghiệm trong sản xuất nước mắm. Thế nhưng, trên đường đua xuất khẩu, nước mắm Việt Nam vẫn phải ngậm ngùi nhận danh hiệu “Á quân” so với Thái Lan. Kẻ “ngáng chân” nước mắm Việt trên đường đua xuất khẩu chính là tiêu chuẩn Codex và các tiêu chuẩn khắt khe khác của thị trường thế giới.

.jpg)
Tiêu chuẩn về nước mắm của Codex, với 11 điều, đã đưa ra các tiêu chí cụ thể về mức chất lượng và an toàn thực phẩm cho sản phẩm nước mắm. Đây là cơ sở để các quốc gia tham khảo trong đánh giá chất lượng và an toàn thực phẩm cho nước mắm và là trở thành căn cứ pháp lý để cho phép nước mắm của một quốc gia có được xuất hoặc nhập khẩu hay không? Đáng buồn là hầu hết các sản phẩm nước mắm của Việt Nam chưa đáp ứng được đầy đủ tiêu chuẩn này để thẳng tiến chinh phục thị trường thế giới.
Thái Lan trở thành nước xuất khẩu nước mắm số 1 thế giới do sở hữu dây chuyền sản xuất nước mắm hiện đại, đáp ứng được tiêu chuẩn Codex và các tiêu chuẩn riêng biệt của từng thị trường. Dây chuyền sản xuất hiện đại cũng sản xuất được đa dạng sản phẩm, đáp ứng nhiều thị hiếu và khẩu vị khác nhau. Đây chính là chiếc vé thông hành để đất nước này trở thành cường quốc nước mắm.
Chỉ có dây chuyền, công nghệ sản xuất hiện đại mới có thể giúp nước mắm Việt Nam vươn xa trên thị trường thế giới, rút ngắn khoảng cách với Thái Lan.
Hành trình đưa nước mắm Việt Nam vươn xa
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, xuất khẩu nước mắm bình quân cả nước mới đạt tỷ lệ khoảng 12,6% so với tổng sản lượng; Về thị trường xuất khẩu: Châu Á chiếm hơn 54%, Châu Úc hơn 18%, Châu Âu hơn 13% và Châu Mỹ hơn 13%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nước mắm năm 2020 đạt trên 23,45 triệu USD và năm 2021 đạt 28,53 triệu USD (Châu Mỹ 7,1 triệu USD; Châu Phi 232 nghìn USD; Châu Âu 3,44 triệu USD; Châu Đại Dương 677 nghìn USD và nhiều nhất là Châu Á đạt 17 triệu USD, riêng các nước ASEAN đạt 6,3 triệu USD), tăng 21,7% so với 2020.
.jpg)
Câu chuyện xuất khẩu nước mắm là khó, nhưng không có nghĩa là chúng ta không làm được. Bằng chứng là khi những “ông lớn” của ngành hàng tiêu dùng vào cuộc, nước mắm Việt Nam đã xuất hiện trên kệ hàng ở rất nhiều nước trên thế giới.
Ngày 27/9/2016, sản phẩm nước mắm Chin-Su Yod Thong được Masan Consumer và đối tác Singha giới thiệu ra thị trường Thái Lan. Chọn cường quốc nước mắm Thái Lan để đặt bước chân đầu tiên của hành trình truyền bá văn hóa ẩm thực phương Đông với hương vị nước mắm là cốt lõi để đi ra thế giới có thể nói là một bước đi đầy táo bạo của Masan.
Sau 6 năm “mở đường” xuất khẩu, hiện các sản phẩm nước mắm của Masan Consumer đã có mặt tạu gần 20 quốc gia, trong đó, có nhiều thị trường khó tính như: Canada, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Australia, Hà Lan, Ba Lan, Nga... Tại Foodex Japan - triển lãm uy tín tại Nhật Bản, nhiều người tiêu dùng bản xứ đánh giá cao vị mặn mà của Nam Ngư - thương hiệu nước mắm chiếm thị phần số 1 tại Việt Nam. Một sản phẩm nước mắm được sản xuất tại Masan trải qua ít nhất 40 lần kiểm tra chất lượng, bảo đảm các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường xuất khẩu. Đây là minh chứng cho thấy, nước mắm Việt hoàn toàn có thể có được vị thế vững chắc trên thị trường thế giới nếu có sự vào cuộc của cộng đồng các doanh nghiệp mạnh và các chính sách khuyến khích, hỗ trợ kịp thời.
PV
Tin khác
Sân bay Tân Sơn Nhất siết hoạt động đón, trả khách của taxi
Bộ Công an "chốt" đề xuất được giữ biển số đẹp khi bán ô tô
Cơ hội trải nghiệm Tour “Khảo sát xúc tiến Thương mại và Đầu tư tại Úc”
Cách mạng Tháng Tám 1945 - Trang sử vàng chói lọi của lịch sử dân tộc
Hà Nội: Thu hồi thuốc Rotundin không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Thanh Hóa: Giám đốc Sở TN-MT xin “từ chức” vì áp lực công việc
Giá vàng và ngoại tệ ngày 19/8: Vàng giảm, USD tăng mạnh
(THPL) - Hôm nay 19/8, giá vàng suy giảm khi thị trường đón nhận dữ liệu về thị trường nhà ở Mỹ tiếp tục hạ nhiệt.19/08/2022 08:59:05Dự báo thời tiết ngày 19/8: Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa lớn
(THPL) – Theo dự báo, từ chiều tối 19/8 đến ngày 20/8, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa...19/08/2022 08:59:55Lực lượng công an cần ngăn chặn, xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về an ninh kinh tế
(THPL) - Chủ tịch nước đề nghị lực lượng an ninh kinh tế tiếp tục quán triệt sự lãnh đạo, chỉ đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng...19/08/2022 11:53:41689 tỉ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ đến tay người lao động
Tính đến chiều 18/8, BHXH 63 tỉnh, thành phố đã chi hỗ trợ cho hơn 243 nghìn người lao động với số tiền là 689 tỷ đồng.18/08/2022 21:56:58
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Tập đoàn Austdoor: Phát triển bền vững bằng các hoạt động tạo giá trị chia sẻ (CSV)
(THPL) - Ngày 12/8/2022 tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo "Chiến lược CSR/CSV Doanh nghiệp và các mục tiêu phát triển bền vững", Tập đoàn Austdoor tham dự với vai trò chia sẻ kinh nghiệm của Doanh nghiệp đang tích cực định hướng phát triển bền vững thông qua các hoạt động, chương trình Tạo giá trị chia sẻ (CSV). - Tập đoàn Bảo Việt và VNPT ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện
- “Bí mật” hút khách của bánh trung thu thủ công Vinpearl Luxury Landmark 81
- WinCommerce khai trương siêu thị WinMart đầu tiên tại thành phố Vũng Tàu
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
T&T Group, SHB hợp tác chiến lược với Vietnam Airlines và Đường sắt Việt Nam
(THPL) - Ngày 12/8, tại Hà Nội, với sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Công thương Singapore, Bộ Công thương và Bộ GTVT Việt Nam, Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR). Công ty T&Y SuperPortTM - liên doanh giữa T&T Group và Tập đoàn YCH (Singapore) cũng ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Vietnam Airlines và Tổng Công ty đường sắt Việt Nam. - NovaGroup đón nhận giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2022” do...
- Nam A Bank - Hai lần liên tiếp nhận giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất...
- Bảo Việt (BVH): Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững 2022