Nước mắm truyền thống vào nhà hàng fast-food
Thương hiệu nước mắm 584 Nha Trang được chọn làm đối tác cung cấp nguyên liệu tẩm ướp chính cho món gà rán của Jollibee Việt Nam và dự kiến triển khai tại nhiều quốc gia khác.
Tin liên quan
- Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
Thông tin trên được bà Trần Thị Lan Anh - Tổng giám đốc Công ty TNHH Jollibee Việt Nam chia sẻ với VnExpress.
Cụ thể, thương hiệu 584 Nha Trang bắt đầu hợp tác với chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh này từ năm 2014 trong khâu cung cấp nguyên liệu chế biến gà sốt cay, dựa theo cảm hứng từ món cánh gà chiên nước mắm. Ước tính trung bình mỗi tháng doanh nghiệp này cung cấp khoảng 1.000 lít nước mắm cho 85 cửa hàng thuộc hệ thống Jollibee trên toàn quốc.
Giải thích về sự kết hợp này, đại diện Jollibee cho biết ngoài yếu tố hương vị dung hòa được khẩu vị và thói quen ẩm thực của khách hàng khắp 3 miền thì nước mắm của doanh nghiệp này cũng phải vượt qua nhiều quy trình kiểm định chất lượng nghiêm ngặt, đảm bảo các chỉ tiêu lý hóa và vi sinh trước khi được dùng để chế biến hàng loạt.
Cung cấp nguyên liệu cho chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh được dự báo là hướng đi mới cho doanh nghiệp nước mắm truyền thống. |
Theo kết quả cuộc khảo sát toàn quốc do Jollibee thực hiện, 90% khách hàng yêu thích và khẳng định sẽ ăn lại món gà rán sử dụng nguyên liệu nước mắm truyền thống. Đây cũng là món ăn thuộc nhóm 5 mặt hàng bán chạy nhất của hệ thống tại Việt Nam, có giá bán trung bình 40.000 đồng một phần.
“Món gà tẩm ướp bằng nước mắm truyền thống Việt Nam đang được các chuyên gia ẩm thực của Jollibee toàn cầu nghiên cứu để bổ sung vào thực đơn nhà hàng. Trước mắt, chúng tôi đã tính đến việc đưa món ăn này vào bán trong hệ thống 1.000 cửa hàng tại thị trường Philippines. Ngoài ra, bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm chi nhánh tại Mỹ đánh giá rất cao món ăn này và đang nghiên cứu thị trường trước khi chính thức tung ra sản phẩm.”, bà Lan Anh chia sẻ.
Ông Huỳnh Ngọc Diệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản 584 Nha Trang nhận định, ngoài hướng đến các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi và mở rộng thị trường xuất khẩu thì việc hợp tác với chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh là bước đột phá để doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống thực hiện mục tiêu giữ vững thị phần trước sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường suốt nhiều năm nay.
Ông Diệp cho biết thêm, sau khi bán 20% vốn cho PAN Food vào giữa năm ngoái thì hiện công ty này đang liên kết xây dựng thương hiệu và cải tiến mẫu mã nhằm sớm có thêm cơ hội hợp tác với các thương hiệu đang hoạt động trong ngành thức ăn nhanh.
Công ty CP Thủy sản 584 Nha Trang tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Thủy sản, được thành lập năm 1977 với nhiệm vụ sản xuất và đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước. Sau khi cổ phần hóa vào năm 2006, tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của công ty liên tục tăng mạnh. Trong 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân luôn ở mức xấp xỉ 25% và lợi nhuận sau thuế khoảng 32% một năm. Hiện tổng công suất của công ty này khoảng 9.000 tấn cá.
Ngày 15/1, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) lần đầu tiên công bố bộ tiêu chuẩn nước mắm truyền thống. Theo đó, tiêu chuẩn này định nghĩa lại thuật ngữ “nước mắm truyền thống” là loại chất lỏng trong, không có cặn lơ lửng và quy trình sản xuất được kéo rút ra từ chượp cá lên men tự nhiên, hỗn hợp cá biển tươi và muối biển trong thời gian ít nhất 9 tháng.
Bộ tiêu chuẩn chia nước mắm truyền thống thành 3 hạng dựa trên nhiều tiêu chí như độ đạm, chỉ tiêu cảm quan về màu sắc, mùi vị, tạp chất nhìn thấy bằng mắt thường… Hạng cao nhất là nước mắm đặc biệt có vị ngọt đậm, hậu vị rõ và độ đạm lớn hơn hoặc bằng 35 gram/lít; các mức thấp hơn gọi tên là thượng hạng và hạng 1.
Sản phẩm nước mắm truyền thống bày bán trên thị trường bắt buộc bao bì hoặc nhãn dán có dòng chữ “nước mắm truyền thống” và hàm lượng đạm toàn phần. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp chuyên sản xuất để phân phối thì yêu cầu thêm các thông tin như chỉ tiêu chất lượng, hạn sử dụng, địa chỉ cơ sở và tên loại cá dùng để sản xuất…
Theo VNE
Tin khác
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
(THPL) - HoSE vừa có thông báo về việc đã nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương...23/11/2024 15:07:17Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
(THPL) - Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, nguyên nhân có thể xuất phát từ cuộc xung đột...23/11/2024 15:05:56Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt