10:14 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Lấy lý do cấp bách để chỉ định thầu dự án

08:58 02/05/2019

(THPL) - Lấy lý do dự án có tính cấp bách, là nguyện vọng của chính quyền địa phương và người dân, BQL Dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Bình đã chỉ định doanh nghiệp thực hiện dự án.

Theo Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Bình, để hạn chế thiệt hại do bão lũ gây ra cũng như đối phó với biến đổi khí hậu một cách tích cực và lâu dài thì việc xử lý đột xuất cấp bách kè đoạn từ K22+800 đến K27+00 thuộc địa phận xã Kim Chính; trồng rừng ngập mặn kết hợp tường và kè chắn sóng đê biển Bình Minh III là một việc làm có ý nghĩa hết sức lớn lao và đây cũng là nguyện vọng cấp thiết của chính quyền và nhân dân địa phương”.

Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại cho rằng mình chỉ là đơn vị giải phóng mặt bằng và không nắm rõ cụ thể tình hình; còn người dân thì cho biết dự án đan trong tình trạng thi công “rùa bò”, không đảm bảo chất lượng.

Chỉ định thầu dự án cấp bách, thi công “rùa bò”

Dự án kè sông được khởi công ngày 20/1/2019 và dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 5/2019 với chiều dài 4,2km.

Lấy lý do cấp bách, dự án đã được chỉ định thầu cho doanh nghiệp

Để mục sở thị dự án cấp bách và được ưu tiên chỉ định thầu, PV đã thực tế tại hiện trường thi công. Tại đây, chỉ có 1 cần cẩu đang thực hiện viêc nạo vét, không có chỉ huy, không biển hiệu; vài công nhân không mặc trang phục bảo hộ đang thi công một số hạng mục…

Dự án có giá trị hơn 100 tỷ đồng, nhưng Ban quản lý Dự án tỉnh Ninh Bình cho rằng, do tính cấp thiết thực hiện dự án nên tiến hành chỉ định nhà thầu, khiến nhiều người dân cũng không khỏi thắc mắc: Nếu thực sự là cấp thiết thì với số lượng công nhân và máy móc đang thi công như vậy liệu có đảm bảo tiến độ?

Theo những người dân gần đây cho biết, đó là khung cảnh hằng ngày, chẳng có bất cứ dấu hiệu gì chứng tỏ đó là một dự án cấp bách, khẩn trương triển khai để đi vào nghiệm thu, hoạt động.

Ông N., người dân địa phương cho biết: “Từ đầu năm cho đến đầu tháng 4, họ làm được có một đoạn từ chân cầu đến đây, nhưng chất lượng kém lắm, có chỗ kè còn cho tay vào lọt”.

“Tuyến đê bình thường không sụt lún, nhiều chỗ trước kia người dân còn trồng các loại cây, rau để phục vụ sinh hoạt không thấy sạt lở gì”, Ông N. cho biết thêm.

Người dân cho biết, hiện trạng thi công dự án "lem nhem", không đảm bảo tiến độ, chất lượng.

Trao đổi với PV, ông Đỗ Văn Thành, Chủ tịch UBND xã Kim Chính lúng túng: “Xã có trách nhiệm vận động giải phóng mặt bằng, còn đơn vị thi công thì chúng tôi không nắm rõ. Họ cũng chỉ qua thông báo cho xã rồi làm, không thấy có giấy tờ, văn bản gì”.

Dự án kè sông có thực sự cấp bách để chỉ định thầu?

Theo Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Ninh Bình (BQL Dự án): “Căn cứ để đưa ra giá trị gói thầu này có giá trị 100 tỷ đồng, dựa trên khối lượng công việc mà nhà thầu phải thực hiện do tư vấn thiết kế lập, được Sở NN&PTNT thẩm định và được UBND tỉnh phê duyệt. Tuy nhiên, đơn vị này lại không đưa ra thông tin chi tiết các hạng mục thi công gồm những gì, đơn giá cụ thể...

Trong việc thực hiện Dự án này, BQL Dự án cho rằng đây là dự án cấp bách để đảm bảo an toàn cho đê điều cần khẩn trương thực hiện để sớm đưa công trình vào phục vụ công tác phòng chống lụt bão năm 2019. Cho nên, Dự án kè đê sông Vạc không tổ chức đấu thầu công khai mà chỉ định thầu, theo điều 14,15,16 của Luật đấu thầu.

Những câu trả lời của Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Ninh Bình là không đúng, việc vận dụng điều 14,15,16 của Luật Đấu thầu không phù hợp.

Đá hộc được chất lổn nhổn.

Theo Điều 54 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP, hạn mức chỉ định thầu:

Gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu bao gồm:

1. Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;

2. Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên."

Hình thức chỉ định thầu vượt hạn mức trên thì dự án đó phải là đang chống lũ thật sự, nguy hiểm thật sự, hoặc đang nguy hại đến chủ quyền quốc gia (theo Điều 22, Luật đấu thầu 2013)

Dư luận đang đặt ra câu hỏi liệu có dấu hiệu lợi ích nhóm, có thể dẫn đến những tổn thất, hay nói cách khác là việc thất thoát tài sản của Nhà nước?

Thương hiệu và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc!

Nguyễn Tuấn

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu