Những doanh nghiệp nào lãi lớn nhờ Covid-19?
Bất chấp đại dịch khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết doanh nghiệp bị đình trệ, một số doanh nghiệp lại từ đại dịch mà đẩy mạnh hoạt động kinh doanh để thu lãi lớn.
Tin liên quan
Lãi lớn trong đại dịch
Bất chấp đại dịch khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết doanh nghiệp bị đình trệ, một số doanh nghiệp lại từ đại dịch mà đẩy mạnh hoạt động kinh doanh để thu lãi lớn.
Đại dịch Covid-19, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tăng cao đã giúp doanh thu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế, dược phẩm tiếp tục khởi sắc. Báo cáo tài chính quý 2/2021 của nhiều doanh nghiệp dược phẩm và thiết bị y tế, chỉ tiêu lợi nhuận và doanh thu đều tăng mạnh so với quý 1/2021 và cùng kỳ năm 2020.
Đơn cử, “ông lớn” Dược Hậu Giang ghi nhận 948 tỷ đồng doanh thu thuần và 201 tỷ đồng lãi ròng, tăng lần lượt 16% và 8% so cùng kỳ. Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, hô hấp, thuốc tăng đề kháng tại mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước đóng góp doanh số lớn cho doanh nghiệp này. Ngoài ra, dòng sản phẩm chăm sóc sức khoẻ như rửa tay khô giúp phòng chống đại dịch Covid cũng mang lại tăng trưởng doanh thu cho DHG. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, DHG ghi nhận 1,965 tỷ đồng doanh thu thuần và 405 tỷ đồng lãi ròng, tăng lần lượt 17% và 12% so cùng kỳ.
Một doanh nghiệp khác trong ngành là Traphaco (TRA) cũng ghi nhận tăng trưởng doanh thu lợi nhuận lớn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tàn phá nặng nề nền kinh tế và các doanh nghiệp khác. Traphaco hiện có nhiều dòng sản phẩm phòng dịch như chùm nước súc miệng sát khuẩn, ống uống tăng sức đề kháng, thuốc nhỏ mắt mũi…Quý 2/2021, TRA ghi nhận doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 556,6 tỷ đồng, tăng 22%, lợi nhuận sau thuế 68,7 tỷ đồng, tăng 40,2%.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu đạt 1.028 tỷ đồng tăng 21%, lợi nhuận sau thuế đạt 124 tỷ đồng, tăng 37%. Năm 2021, Traphaco đặt mục tiêu doanh thu 2.100 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 240 tỷ đồng, như vậy 6 tháng đầu năm, Traphaco thực hiện 52% kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Dược phẩm Hà Tây (DHT) cũng ghi nhận doanh thu thuần quý 2 đạt 458 tỷ đồng, tăng 16%, lãi trước thuế hơn 20 tỷ đồng.
Ở lĩnh vực hoá chất, tẩy rửa, Tập đoàn Hoá chất Đức Giang (DGC) - hoạt động chính trong lĩnh vực cung cấp chất tẩy rửa, hoá chất tinh khiết, hoá chất công nghiệp vừa thông báo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2021 với doanh thu 2.038,5 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp đạt 495 tỷ đồng, tăng 30%. Trong kỳ, doanh thu tài chính giảm 9% xuống 32,5 tỷ đồng. Chi phí tài chính giảm 43% về còn 20,8 tỷ đồng, chi phí quản lý giảm 13% song chi phí bán hàng lại tăng gần gấp đôi lên 122,3 tỷ đồng.
Lãi sau thuế quý 2 của DGC đạt 333 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước và ghi nhận mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp. Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty đạt 3.988 tỷ đồng doanh thu và 625 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 29% và 33% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2021, DGC đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 7.552 tỷ đồng tăng 21%, trong đó các sản phẩm như phốt pho vàng đạt 3.240 tỷ đồng tăng 10%; bột giặt và chất tẩy rửa 134 tỷ đồng, tăng 54%, các hoá chất khác cũng tăng mạnh…Lợi nhuận sau thuế dự kiến 1.100 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2020, cổ tức dự kiến 30%. Như vậy, sau hai quý đầu năm, Hóa chất Đức Giang thực hiện 53% chỉ tiêu doanh thu và 67% chỉ tiêu lợi nhuận.
Một doanh nghiệp khác là Đạm Phú Mỹ cũng ghi nhận doanh thu mảng hoá chất cơ bản tăng cao trong đó chủ yếu là nhờ Ammonia (NH3, dùng để làm chất tẩy rửa gia dụng, điều chế phân đạm) tăng giá cao trong thời gian gần đây.
6 tháng đầu năm 2021, DPM đã cung cấp được khoảng 36 ngàn tấn ammonia ra thị trường (tăng 11% so cùng kỳ), sản lượng kinh doanh UFC85 đạt tương đương cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, doanh thu mảng hóa chất ước tăng trưởng 70% và lợi nhuận mảng hóa chất ước tăng gần gấp 4 lần so cùng kỳ.
Trong báo cáo DPM mới đây, VDSC ước tính lợi nhuận sau thuế của Đạm Phú Mỹ sẽ tăng đột biến 96,4% so với cùng kỳ lên 605 tỷ đồng trong quý 2/2021. Loại trừ khoản thu nhập bất thường này, lãi sau thuế đạt 499 tỷ đồng, tăng 62%.
Sẽ có phân hóa
Theo đánh giá của giới chuyên gia, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp với chủng mới siêu lây nhiễm, kể từ tháng 4/2021 đến nay, số ca nhiễm theo ngày liên tục lập kỷ lục, mỗi ngày trung bình có khoảng 4.000 ca lây nhiễm, trong khi tốc độ chiêm vaccin tại Việt Nam còn chậm. Vì vậy, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ với các loại thuốc và sản phẩm tăng sức đề kháng phòng chữa bệnh, chất tẩy rửa, khử trùng còn cao. Tuy nhiên, sẽ có sự phân hoá rõ rệt giữa hai nhóm ngành này trong thời gian tới
Cụ thể, đối với mảng dược phẩm, y tế, chăm sóc sức khoẻ, trong dài hạn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng. Bởi thực tế, chưa kể đến khi dịch Covid-19 bùng phát làm tăng đột biến nhu cầu dược phẩm và sản phẩm chăm sóc sức khoẻ thì đây vẫn là một ngành sở hữu nhiều tiềm năng phát triển.
Số liệu từ Chứng khoán Phú Hưng cho thấy, chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe dự kiến sẽ đạt 23 tỷ USD vào năm 2022 và 42.9 tỷ USD vào năm 2028, được thúc đẩy bởi: Tốc độ già hóa dân số nhanh, tình trạng ô nhiễm môi trường khiến người dân quan tâm đến các vấn đề sức khỏe nhiều hơn. Mức độ thâm nhập Internet chiếm 2/3 dân số làm cho việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe dễ dàng hơn. Mức sống ngày càng cải thiện khiến tầng lớp trung lưu và thượng lưu sẵn sàng chi mạnh cho sức khoẻ.
Thị trường dược phẩm của Việt Nam hiện có quy mô khoảng 7.4 tỷ USD với 22,000 loại thuốc. Theo dự báo của Fitch Solution, thì tăng trưởng ngành dược Việt Nam năm 2021 sẽ đạt 8.7%.
Đối với nhóm hoá chất tẩy rửa, theo Chứng khoán VCBS, sắp qua giai đoạn tăng trưởng cao của ngành. Nguyên nhân là do sản phẩm thiết yếu như hóa chất tẩy rửa phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ cấu dân số. Cơ cấu dân số của Việt Nam được dự đoán sẽ trải qua thời kỳ dân số già hóa và cuối thời kỳ dân số vàng từ 2025. Thị trường chất tẩy rửa trong giai đoạn này sẽ đứng dưới áp lực đào thải do cạnh tranh và không thể tăng trưởng.
Trong 2 quý cuối năm 2021 và quý đầu năm 2022, VCBS cho rằng tăng trưởng ngành chất tẩy rửa sẽ chậm lại mặc dù tăng trưởng GDP có thể quay trở lại mức 6 – 7%. Nguyên nhân là do sản phẩm nước rửa tay đã đóng góp lớn trong tăng trưởng toàn ngành năm 2020 sẽ ngày càng đi xuống theo tình hình dịch bệnh, đặc biệt là khi tỷ lệ tiêm chủng vaccin tăng cao. VCBS dự phóng tăng trưởng toàn ngành đạt tăng trưởng 2% so với cùng kỳ trong năm 2021.
Kim Sinh (tổng hợp)
Tin khác
-
Thanh Hóa: Khởi tố 2 đối tượng trốn thuế khai thác khoáng sản
-
Hà Nội phê duyệt đề án quản lý hệ thống camera giám sát tập trung
-
TPHCM: Cập nhật lịch chạy tàu Metro 1 dịp Tết Nguyên đán 2025
-
Tiktok với 170 triệu người dùng tại Mỹ có thể sắp ngừng hoạt động
-
Nghề trồng đào Nhật Tân được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
-
Giá xăng dầu ngày 18/1: Chuỗi tăng liên hoàn
Xử lý vi phạm giao thông: Khi nào xe máy sẽ bị tịch thu?
Tịch thu phương tiện là một trong các hình thức xử phạt đối với vi phạm giao thông đường bộ. Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người tham gia...18/01/2025 09:34:51Tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân
Trong thời gian gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam, Hà Nội và TP HCM, đã đạt mức báo động cao, liên...18/01/2025 09:33:13EVNNPC công bố kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
(THPL) - Mới đây, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã có thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai...18/01/2025 08:52:51Ngành tiêu còn nhiều triển vọng tích cực trong năm 2025
(THPL) - Năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại. Năm 2025, sản lượng hồ tiêu toàn cầu dự báo tiếp tục giảm...17/01/2025 21:15:34
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024