06:59 ngày 20/10/2024 | HOTLINE : 094.210.6666 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

NHNN yêu cầu điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả

10:06 17/10/2024

(THPL) - Ngày 16/10, NHNN Việt Nam đã ban hành văn bản 8444/NHNN-VP triển khai Chỉ thị số 29/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và phát triển thị trường trong nước.

Tại văn bản này, NHNN yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN tiếp tục theo dõi sát, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình kinh tế vĩ mô, tiền tệ, lạm phát trong và ngoài nước để chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp điều hành phù hợp nhằm đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo toàn hệ thống.

Theo dõi sát tình hình tăng trưởng tín dụng của từng TCTD và của cả hệ thống, kịp thời báo cáo, tham mưu, đề xuất các biện pháp điều phối hợp lý để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, đảm bảo dòng vốn hưởng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ.

Chỉ đạo các TCTD triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, thực chất, đúng quy định pháp luật; nghiên cứu xây dựng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành riêng cho lĩnh vực tiêu dùng, tăng cường cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng; đẩy mạnh triển khai cho vay qua các hình thức điện tử, trực tuyến; đơn giản hóa thủ tục vay vốn, vay tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận vốn vay nhằm thúc đẩy tiêu dùng hàng hóa trong nước sản xuất.

NHNN yêu cầu điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả. Ảnh minh hoạ

Cũng theo văn bản chỉ đạo, NHNN yêu cầu thực hiện 7 nhiệm vụ trọng tâm để kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Một là, tiếp tục triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, thực chất, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng. Chủ động tháo gỡ, xử lý các khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nói chung và lĩnh vực cho vay đời sống, tiêu dùng hiệu quả, thực chất.

Hai là, nghiên cứu xây dựng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành riêng cho lĩnh vực tiêu dùng, tăng cường cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng. Đẩy mạnh triển khai cho vay qua các hình thức điện tử, trực tuyến; tăng cường rà soát, áp dụng chuyển đổi số nhằm đơn giản hóa quy trình và thủ tục vay vốn, vay tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận vốn vay nhằm thúc đẩy tiêu dùng hàng hoá trong nước sản xuất. Tăng cường triển khai các giải pháp ứng dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong hoạt động cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng của người dân.

Ba là, rà soát, có giải pháp điều phối hiệu quả hoạt động tín dụng của các chi nhánh; quan tâm hỗ trợ các chi nhánh tại các địa phương đang có tăng trưởng tín dụng thấp/âm trong tiếp cận khách hàng để điều chỉnh chính sách cho hợp lý.

Bốn là, duy trì ổn định mặt bằng lãi suất tiền gửi và tiếp tục rà soát, đánh giá, tăng cường triển khai các giải pháp tiết giảm chi phí hoạt động, đơn giản hóa thủ tục cho vay, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số để xem xét giảm thêm lãi suất cho vay. Tiếp tục thực hiện công khai lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân cũng như thông tin về lãi suất cho vay các gói, chương trình tín dụng, sản phẩm (nếu có) trên website của ngân hàng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và NHNN.

Năm là, tích cực, chủ động triển khai các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN. Trong đó, đẩy mạnh giải ngân Chương trình tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP, góp phần thực hiện Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030; chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản. Đồng thời, tích cực triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN...

Sáu là, tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp theo Chiến lược phát triển công nghệ thông tin ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng. Tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, mô hình kinh doanh sáng tạo để phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán an toàn, tiện ích, gia tăng trải nghiệm khách hàng trên nền tảng số hóa, kết nối, tích hợp liền mạch với các dịch vụ thuộc ngành, lĩnh vực khác để mở rộng hệ sinh thái số.

Bảy là, tích cực chủ động thực hiện hoạt động truyền thông chính sách, đặc biệt là các cơ chế chính sách mới về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Chú trọng truyền thông rõ ràng, đầy đủ, minh bạch, chính xác về các chính sách, sản phẩm, dịch vụ của TCTD đến công chúng; nâng cao kiến thức, kỹ năng cho khách hàng nhằm giảm rủi ro trong sử dụng dịch vụ, bảo vệ quyền lợi của người sử dụng sản phẩm dịch vụ...

Tú Chi (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu