Nguyên Ủy viên BCH TW Đảng Ksor Phước nêu quan điểm liên quan tới Di sản Quốc gia Vịnh Hạ Long
(THPL) - Trong phạm trù kinh tế du lịch gồm có 3 di sản, đó là Di sản Văn hoá; Di sản Danh lam thắng cảnh, Di sản Di tích lịch sử- 3 Di sản này là mỏ vàng lộ thiên trong Kinh tế Du lịch.
Tin liên quan
- Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
» Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới
» Vịnh Hạ Long lọt top điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2022
» Vịnh Hạ Long lọt vào danh sách 25 điểm đến đẹp nhất thế giới
Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, Dự án khu đô thị 10B, phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả đã đầy đủ thủ tục. Đặc biệt, phần diện tích của Dự án được xác định nằm trong vùng đệm của Di sản thiên nhiên. Dự án cũng đã thực hiện đầy đủ Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo đúng quy định về luật Bảo vệ môi trường 2020; có quy hoạch 1/500 do UBND thành phố Cẩm Phả phê duyệt với diện tích 31,8ha tại khu vực cạnh tuyến đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả…
Sau những thông tin của UBND tỉnh Quảng Ninh, nhiều người dân không khỏi giật mình và xót xa. Bởi lẽ, việc quy hoạch, xây dựng này đang lấn biển và nằm trong các ranh giới vùng lõi vịnh Hạ Long - một trong những Di sản thiên nhiên được UNESCO đưa vào là Di sản thiên nhiên thế giới- kỳ quan của thế giới.
Liên quan tới vấn đề trên, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn ông Ksor Phước (nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bộ Trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc- ĐBQH các khóa X-XIII) để có góc nhìn sâu rộng, nhiều chiều về vấn đề này.
PV: Vịnh Hạ Long là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới và được UNESCO hai lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1994 và năm 2000, hiện nay đang có dự án đô thị xây dựng vào vùng đệm, có người cho rằng xây dựng vào vùng lõi của vịnh Hạ Long. Ông có quan điểm gì về sự kiện này?
Ông Ksor Phước: Không phải riêng vịnh Hạ Long mà các vùng của đất nước ta, những vùng nào mà chính chúng ta xây dựng và đã được Quốc tế công nhận là Di sản Thế giới theo quan điểm riêng của tôi Nhà nước nên có quy hoạch về bảo tồn.
Nên nhớ rằng trong phạm trù kinh tế du lịch gồm có 3 di sản: thứ nhất, Di sản về Văn hoá; thứ hai, Di sản về Danh lam thắng cảnh; thứ ba, Di sản về Lịch sử- 3 Di sản này là mỏ vàng lộ thiên trong Kinh tế Du lịch.
Vì vậy ta phải có một quy hoạch tổng thể để bảo tồn và phát huy những di sản đó. Nếu người dân tự ý lấn vào thì ta phải có chính sách để giải toả, cũng có nơi dân đã ở trước đó rồi sau khi công bố là nằm trong khu Di sản hoặc khu quy hoạch thì tôi nghĩ cấp tỉnh cũng nên năng động, sáng tạo, phải tính làm sao để có lợi ích cho dân, lợi ích cho cả địa phương và cho cả nước. Việc có dự án đô thị nằm trong vùng đệm, có người nói là vùng lõi thì chúng ta cần phải sửa và xem xét lại ngay chất lượng quy hoạch…. Quan điểm của tôi, đã là Di sản thiên nhiên thì nó thiêng liêng lắm cho nên ta phải giữ, nếu để mất đi có nghĩa là mất mãi mãi.
PV: Được biết đã là Di sản Thế giới thì được bảo vệ bằng Điều ước Quốc tế, ông đánh giá như thế nào khi mà sự kiện này được UNESCO quan tâm?
Ông Ksor Phước: Vấn đề không phải là ta lo Quốc tế họ can thiệp vào mà lo cho chính chúng ta bởi di sản đó là của ta và như tôi đã nói, nếu chúng ta để mất thì sẽ mất mãi mãi. Vậy nên nếu quy hoạch mà đụng đến những vấn đề thuộc diện khu bảo tồn Di sản thế giới và được thế giới công nhận thì các nhà quy hoạch phải tính toán lại. Quan trọng quy hoạch phải hợp lý, vừa phát huy được đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của người dân trong vùng đó nhưng vẫn phải giữ được những đường nét chính cơ bản về cảnh vật, không gian, khu bảo tồn, khu di tích, danh lam thắng cảnh của vịnh Hạ Long .
PV: Dự án đô thị tại vùng đệm vịnh Hạ Long được cho là đã đầy đủ thủ tục nhưng thực tế đang gây nhiều tranh cãi...việc xây dựng đô thị không chỉ xâm lấn vùng đệm vịnh Hạ Long mà còn là vùng lõi và đang diễn ra trên quy mô diện rộng- một số người ví như "gạo đã nấu thành cơm".
Ông Ksor Phước: Tôi lấy làm tiếc vì trước đó chúng ta đã có bài học trong phạm trù kinh tế du lịch trên 3 phương diện về di sản: Di sản về văn hóa; Di sản Di tích về lịch sử; Di sản về Danh lam thắng cảnh nhưng chúng ta không rút kinh nghiệm. Tôi lấy ví dụ như Trung Quốc hay Nhật, họ đã có nhiều bài học từ những khu nông thôn, những khu di tích xây dựng cách đây hàng trăm năm, sau đó họ xây dựng thành những khu đô thị mới và họ đã thấy đây là việc sai lầm và chúng ta phải tránh những sai lầm đó. Tôi còn nhớ Quốc hội khoá XII hay XIII đã nói về việc khi chúng ta làm đường Quốc lộ qua vùng rừng Cúc Phương từ Ninh Bình đến Quảng Bình sẽ đụng đến vùng Rừng di sản, lúc đó Quốc hội cũng đã yêu cầu Chính phủ cần tính toán lại trong quy hoạch phải tránh xuyên vào vùng Rừng bảo tồn Di sản thiên nhiên. Nếu bất cứ dự án hay công trình nào mà chạm vào những vùng di sản, vùng bảo tồn hoặc vùng rừng đặc dụng thì đều phải tránh, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của muôn loài, nhất là động, thực vật quý hiếm và nếu mất đi thì mãi mãi sẽ không lấy lại được.
Đất đai của Việt Nam cũng chỉ bằng đó thôi, biển cũng chỉ bằng đó nhưng di sản thiên nhiên Thế giới ở Việt Nam cũng chỉ có vậy trong lãnh thổ Việt Nam, vì vậy bắt buộc ta phải xử sự nó một cách hợp lý, đúng đắn nhất. Thái độ của chúng ta đối với Di sản Di tích lịch sử không để chết hoặc lụi tàn theo thời gian mà việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy Di sản Di tích lịch sử là rất thiết thực để giáo dục, nâng cao ý thức dân tộc cho các thế hệ người Việt Nam ta; đồng thời Di sản Di tích lịch sử lại là sự hỗ trợ thiết thực cho xây dựng đời sống kinh tế xã hội của chính người dân trong vùng phát triển trong hiện tại hướng tới tương lai tốt đẹp hơn..
Trân trọng cảm ơn ông!
Lấn Di sản để làm khu đô thị như Quảng Ninh làm thì cần xem xét lại chất lượng quy hoạch. Quy hoạch là cấp tỉnh phê duyệt nhưng có liên quan đến Di sản của Quốc gia, được quốc tế công nhận nên không thể phó mặc. Các bộ, ngành cần vào cuộc rà soát, xử lý trước khi quá muộn. |
Lương Liễu
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt