Người chiến sỹ năm xưa cùng kỷ vật huyền thoại "Chiếc gậy Trường Sơn"
(THPL) - Ông Phùng Văn Quán là nhân chứng sống cuối cùng đang cất giữ kỷ vật chiếc gậy Trường Sơn huyền thoại một thời. Trong số 8 người thì có 6 người nằm lại ở chiến trường, còn ông Quán với ông Long (Lưu Quốc Long) trở về, nhưng ông Long cũng đã mất mấy năm nay. Một số tay buôn đồ cổ đến xem rồi đặt vấn đề trả giá hỏi mua lại.
Tin liên quan
- Nguyễn Thị Mỷ Hằng đăng quang ngôi vị cao nhất Cuộc thi Nữ hoàng trang sức Việt Nam 2024
Huyện Triệu Sơn hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao
Trà gừng cam thảo: Bảo vệ phổi khỏi ô nhiễm không khí
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Số ca mắc sởi ở miền Bắc tăng đột biến, nhiều bệnh nhân nặng
Những nhân chứng gắn với “Thanh niên quê tôi là Chiếc gậy Trường Sơn… luyện cho đôi chân vượt đường xa không mỏi…” hào hùng một thời chống Mỹ đã “khuất núi”, đến nay chỉ còn duy nhất 1 người đang ở tuổi “xế chiều”. Tuy nhiên, ông vẫn lưu giữ được kỷ vật vô giá – “chiếc gậy Trường Sơn” năm xưa cùng ông lên đường đánh Mỹ.
Một ngày gần dịp kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam 30/4, chúng tôi về thăm làng Hòa Xá, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) - quê hương của chiếc gậy Trường Sơn hào hùng một thuở gắn liền với anh bộ đội Cụ Hồ vượt Trường Sơn hùng vĩ những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những câu thơ: "Vai đeo 25 cân, chân đi ngàn dặm, vượt suối băng ngàn, sẵn sàng nhập ngũ", "Tiền tuyến cần một, Hòa Xá đã có hai... “ đã gắn với thanh niên Hòa Xá một thời máu lửa.
PV Thương hiệu và Pháp luật gặp được ông Phùng Văn Quán (Hòa Xá, Ứng Hòa), nhân chứng sống duy nhất trong căn nhà cấp 4 đơn sơ, chúng tôi không khỏi hồi hộp nghe ông kể lại câu chuyện thời trai tráng, xung phong tình nguyện lên đường vào chiến trường Quảng Trị chống Mỹ cứu nước.
Ông Quán bồi hồi giở chiếc túi vải do ông tự may để bọc cây gậy gỗ rồi nhớ lại, hơn 40 năm trước, cây gậy nhỏ ấy đã cùng ông vượt dãy Trường Sơn. Trong số 8 anh em quê ở Hòa Xá cùng đeo ba lô gạch 25kg, với những chiếc gậy đi bộ vào tận chiến trường Quảng Trị để đánh giặc. Ông Quán kể, 8 người thì có 6 người nằm lại ở chiến trường, còn ông với ông Long (Lưu Quốc Long) trở về, nhưng ông Long cũng đã mất mấy năm nay. Hiện nay, ông là nhân chứng duy nhất còn sống.
Bỏ chiếc gậy từ trong túi vải ra, chúng tôi may mắn được ông cho chiêm ngưỡng, sờ tận tay hiện vật thiêng liêng đã tồn tại từ khi chúng tôi chưa sinh ra. Ông Quán cho biết: “Đây là chiếc gậy gỗ rừng còn rất tốt, không hề bị mục… Tôi cũng suýt mất chiếc gậy này khi vào đến chiến trường, gửi chiếc gậy về cho mẹ báo là tôi đã vào chiến trường và còn rất mạnh khỏe. Mẹ tôi biết vậy mừng lắm! Nhưng mấy năm sau, chiếc gậy này đã thất lạc sang nhà hàng xóm, con tôi phải đi xin mãi mới lấy được về…”
Chúng tôi quan sát, trên cây gậy gỗ, được khắc những dòng chữ “Thà quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “Fùng Quán” và “Trường Sơn 1-4-1967” được khắc sâu vẫn vẹn nguyên như ngày nào. Kể về cây gậy, ánh mắt người lính già sáng lên ký ức của những ngày gian khó khi vượt dãy Trường Sơn hơn 40 năm trước. Từ những cây gậy trên quê hương ông mà bài hát “Chiếc gậy Trường Sơn” ra đời, góp phần làm nên những huyền thoại trên đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh...
Năm 1965, đế quốc Mỹ tăng cường leo thang đánh phá miền Bắc ác liệt, người dân Hòa Xá có sáng kiến lập những đơn vị quân đội dự bị để khi Tổ quốc gọi, thanh niên Hòa Xá sẵn sàng. Mọi nam thanh niên từ 17-18 tuổi trở lên đều tình nguyện tham gia rèn luyện trong những điều kiện khắc nghiệt tương tự như những cuộc hành quân vượt dãy Trường Sơn. Mỗi thanh niên mang trên vai một tải gạch nặng khoảng 20-25kg, vì họ phải vượt qua những chặng đường dài (vượt sông, băng rừng). Người Hòa Xá đã nghĩ ngay đến việc tìm một cây gậy, giúp người chiến sĩ thêm chắc tay khi vượt qua những địa hình phức tạp, chiếc gậy ra đời và có tên là gậy đi rèn sức.
Ông Quán nhớ lại: “Người làng Hòa Xá tham gia Binh đoàn 559 nhiều lắm, có đến hơn trăm người. Chúng tôi là quân bổ sung vào chiến trường B, hành quân suốt đường Trường Sơn, đến binh trạm nào cũng gặp người làng. Khi hành quân đến Binh trạm 34 thì mấy anh em gặp người làng được về phép. Các anh ấy hỏi chúng tôi có nhắn gửi gì về gia đình không? Chẳng kịp viết thư, 3 anh em gửi 3 cây gậy mà chúng tôi đã chống suốt một chặng đường dài để báo tin cho gia đình rằng mình đã vào đến chiến trường và vẫn mạnh khỏe. Chẳng ngờ, sau này nó lại là vật chứng cho một thời xẻ dọc Trường Sơn”.
Đúng thời điểm đó, có 3 chiếc gậy của 3 người con Hòa Xá là Lưu Quốc Long, Đỗ Tít, Phùng Văn Quán gửi về từ Trường Sơn với lời nhắn với quê hương rằng chúng con đã vững vàng vượt qua Trường Sơn hùng vĩ, mạnh khỏe và đang tiếp tục sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những chiếc gậy đó đã trở thành biểu tượng truyền thống của người dân Hòa Xá trong các đợt tuyển quân, các cụ cao niên trong làng lại tặng mỗi người con Hòa Xá một “chiếc gậy quê hương” thay cho lời nhắn nhủ luôn vững bước và giữ trọn tấm lòng thủy chung son sắt với quê hương, với tổ quốc.
Trong một lần hành quân, ông Quán được nghe bài hát của nhạc sỹ Phạm Tuyên “Chiếc gậy Trường Sơn” phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam, ông Quán đã nhận ra bài hát đó nói về quê hương mình và ông biết chiếc gậy kỷ niệm của mình đã về đến quê nhà... Loại gậy này được đổi tên thành gậy Trường Sơn kể từ ngày ấy. Nhớ lại những năm tháng hào hùng đã qua, ông Quán cho biết: “ Hòa Xá không chỉ là đơn vị đi đầu trong việc cấp quân cho tiền tuyến những năm kháng chiến, mà cho đến tận bây giờ, vẫn giữ được danh hiệu “Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” vì thành tích huấn luyện tân binh của mình”.
Chiến tranh đã lùi xa, những người con làng Hòa Xá với những cây gậy nổi tiếng một thời, giờ chỉ còn duy nhất ông Quán, hai người bạn chiến đấu khi xưa, một hy sinh ở Quảng Trị, một ra đi sau bao năm ốm đau triền miên do những di chứng của chiến tranh để lại. Điều ông mừng nhất là người đồng đội Đỗ Tít có lúc tưởng không tìm thấy hài cốt, nhưng năm 2005, thi hài của liệt sĩ Đỗ Tít đã được long trọng an táng tại quê nhà. Liệt sĩ Đỗ Tít là một trong 137 người con Hòa Xá hy sinh trong các thời kỳ cách mạng.
Sau câu chuyện về chiếc gậy Trường Sơn, ông Quán kể về cuộc sống hiện tại, giờ cũng còn nhiều khó khăn. Di chứng của chiến tranh ảnh hưởng đến sức khỏe lúc trái gió trở trời, và khiến ông càng vất vả hơn khi các con ông có phần kém may mắn do sức khỏe yếu. Vì vậy, ở tuổi 75 nhưng hai vợ chồng ông Quán vẫn phải bươn trải kiếm sống và phụ giúp con cái.
Buồn buồn nói về tương lai kỷ vật, ông Quán cho biết, có nhiều người đến thăm và đặt vấn đề xin kỷ vật chiếc gậy Trường Sơn đó và sẽ bồi dưỡng ông 2 triệu. Cũng có trường hợp người ta đặt thẳng vấn đề mua chiếc gậy Trường Sơn ông đang cất giữ với giá 20 - 50 triệu đồng, nhưng ông Quán đều lắc đầu bảo nếu bán đi thì hết ý nghĩa. Mong muốn của ông Quán là khi qua đời, ông sẽ dặn con cái đưa chiếc gậy Trường Sơn đó đi cùng…
Trung Hiếu
Tin khác
-
Công ty VBĐQ Bảo Tín Minh Châu nhận giải Đặc biệt tại cuộc thi Nữ hoàng trang sức Việt Nam 2024 và Chứng nhận thương hiệu Trang Sức Quốc tế ASEAN
-
Nhà đầu tư miền Bắc 'săn hàng' căn hộ khu tây TP. HCM
-
Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VGT) báo lãi năm 2024 tăng mạnh
-
Ấn tượng Gala văn hóa nghệ thuật “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn" lần thứ 2 – năm 2024
-
Chở pháo lậu, người đàn ông xuất trình thẻ nhà báo giả
-
EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng nhập khẩu tại biên giới
Chủ phương tiện bật xi nhan trái nhưng rẽ phải bị phạt bao nhiêu tiền?
(THPL) - Tình trạng xi nhan trái nhưng rẽ phải đang trở thành vấn đề giao thông đáng lo ngại, hành vi này đối với xe gắn máy, xe mô tô có thể...22/12/2024 13:08:55Nguyễn Thị Mỷ Hằng đăng quang ngôi vị cao nhất Cuộc thi Nữ hoàng trang sức Việt Nam 2024
(THPL) - Tối 21/12, Chung kết toàn quốc Cuộc thi Nữ hoàng trang sức Việt Nam 2024 đã diễn ra tại TP. Đà Nẵng, thu hút sự quan tâm của đông đảo...22/12/2024 11:28:00Tuyển Việt Nam "đè bẹp" Myanmar 5-0: Mang đậm dấu ấn Xuân Son
(THPL) -Tối 21/12, tại Sân vận động Việt Trì ( Phú Thọ), ĐT Việt Nam đã có trận đấu gặp ĐT Myanmar trong khuôn khổ bảng B ASEAN Cup 2024. Trong...22/12/2024 09:14:03Huyện Triệu Sơn hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao
(TH&PL) – Vừa qua, HĐND huyện Triệu Sơn khóa XVIII đã tổ chức kỳ họp thứ 20 đánh giá tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024....22/12/2024 09:15:54
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các đối thủ ngoại quốc
(THPL) - Theo các chuyên gia, hai giải thưởng dành cho VF 3 và VF 7 tại Car Awards năm nay không chỉ khẳng định chất lượng vượt trội của xe điện VinFast, mà còn là sự ghi nhận về những thay đổi tích cực xe điện Việt mang tới cho người dùng. - Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
- LPBank: Đổi mới, sáng tạo cùng cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống - Data for...
- Người nổi tiếng dùng xe VinFast: Tự hào khi sử dụng sản phẩm của thương...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Sao Thái Dương vinh dự được trao tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia năm 2024
(THPL) - Ngày 18/12/ 2024 – Công ty Cổ phần Sao Thái Dương vinh dự khi được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia năm 2024. - Vinh danh 133 doanh nghiệp đoạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia
- VinFast được vinh danh tại hạng mục quan trọng nhất của Giải thưởng...
- Dai-ichi Life Việt Nam vinh dự xếp hạng 55 trong “Top 500 Doanh nghiệp tạo giá...